Giữa thách thức bủa vây, Nga có thể một tay làm nên chuyện ở Syria?

Giữa thông điệp khác nhau từ các thành viên của chính quyền ông Trump về cách Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria, dường như rõ ràng rằng Nga sẽ trở thành siêu cường duy nhất có thể kiểm soát tất cả 'người chơi' trong khu vực dưới vai trò trung gian giải quyết. Tuy nhiên, hiệu quả của vai trò này đến đâu vẫn đang còn bỏ ngỏ.

Cả Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd hiện đều đặt hy vọng vào Nga trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng trước. Việc Mỹ rút quân khỏi Syria sẽ đe dọa gây nên cuộc xung đột mới giữa đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd do Mỹ hậu thuẫn.

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định tuần trước rằng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang lên kế hoạch thăm Nga vào tháng này để bàn về tình hình Syria và các vấn đề khác với Tổng thống Nga Putin.

Người Kurd muốn nhờ cậy Nga giúp thiết lập thỏa thuận với chính phủ Syria nhằm lấp đầy khoảng trống mà quân đội Mỹ rút đi đã để lại trong hy vọng ngăn chặn được cuộc tấn công từ Thổ Nhĩ Kỳ, theo thủ lĩnh cấp cao người Kurd.

Các diễn biến gần đây đã ngày càng làm củng cố vị thế của Nga như là một người chơi chính ở Syria. Những ngày qua, các nhóm quân Nga đã triển khai các cuộc tuần hành ở ngoại ô Manbij, một trong những thị trấn gây căng thẳng nhất dưới sự kiểm soát của Mỹ.

Tổng thống Nga Putin

Hôm thứ Ba tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã phải rời Ankara sau khi ông Erdogan từ chối gặp mặt, website của Nga và người Kurd đã đăng tải các video về phương tiện quân đội Nga ngang qua vùng nông thôn Syria có mang theo cờ Nga.

Đội tuần tra của Nga tiếp tục tại một khu vực quanh thị trấn Arima do chính quyền Syria kiểm soát và không chỉ ra bất kỳ thách thức nào với binh lính Mỹ cách đó vài km.

Nhưng Aaron Stein, giám đốc chương trình Trung Đông tại viện nghiên cứu chính sách nước ngoài đặt ở Philadelphia khẳng định các cuộc tuần tra cho thấy chính sách của Mỹ bất nhất và các nhóm quân Mỹ sẽ rời quốc gia Trung Đông này. “Nga sẽ sở hữu toàn bộ nơi đây”.

Cho đến nay, Nga vẫn không khẳng định sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ hay người Kurd. Sau khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố Tổng thống Erdogan đang lên kế hoạch thăm Nga, Điện Kremlin khẳng định các kế hoạch này đang được bàn luận nhưng chưa đưa ra thời gian cụ thể.

Nga cũng không đưa ra bất cứ cam kết nào trong việc hỗ trợ với người Kurd.

Người Kurd đưa ra đề xuất với Moscow rằng sẽ cho phép chính phủ Syria khôi phục chủ quyền qua khu vực rộng lớn ở Syria mà người Kurd đã kiểm soát từ năm 2012. Ngược lại, lực lượng người Kurd muốn chính phủ Syria cho phép họ quyền tự trị và một mức độ tự chủ nhất định.

Giữa các thông điệp khác nhau từ thành viên của chính quyền ông Trump về cách Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria, dường như rõ ràng rằng Nga sẽ trở thành siêu cường duy nhất có thể kiểm soát tất cả "người chơi" trong khu vực dưới vai trò trung gian giải quyết.

Các bình luận của Ngoại trưởng Pompeo dường như có chút mâu thuẫn với Cố vấn an ninh John Bolton trong tuần này. Ông Bolton cho biết, Mỹ sẽ không rút khỏi Syria mà không có bất kỳ cam kết từ Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ sẽ không tấn công lực lượng người Kurd và phải đảm bảo Iran sẽ không thể lấp vào chỗ trống.

Ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn biết rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lo lắng về lực lượng người Kurd sử dụng lãnh thổ mà họ kiểm soát nhằm phát động các cuộc tấn công đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Mỹ ra đi.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/giua-thach-thuc-bua-vay-nga-co-the-mot-tay-lam-nen-chuyen-o-syria-a418503.html