Giữa triệu chứng nặng và nhẹ: So sánh mức độ lây nhiễm Covid-19 khiến dịch bệnh bùng phát toàn thế giới

Nghiên cứu mới nhất cho biết, người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng có thể lây lan mạnh ra cộng đồng.

Theo hãng CNN, các nghiên cứu mới tại một số nước và ở bang Massachusetts (Mỹ) đã đưa ra các nghi ngờ về mức độ lây nhiễm của đại dịch Covid-19.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Các quan chức nhấn mạnh rằng đại dịch đang có mức độ lây lan từ người sang người thông qua các triệu chứng như sốt, ho hoặc khó thở. Nếu điều này là sự thật thì đó là tin tốt vì có thể nhận biết nhiễm loại virus chủng mới này thông qua triệu chứng. Từ đó, những người có dấu hiệu trên có thể tiến hành cách ly và dễ kiểm soát tốc độ lay lan. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, dịch bệnh bùng phát ở Massachusetts với ít nhất 82 ca nhiễm lại bắt đầu từ bệnh nhân không hề có triệu chứng gì ( hoặc nhẹ) và các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người không có triệu chứng có thể gây lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong nhiều tuần qua, các quan chức liên bang đã nhấn mạnh rằng, việc lây nhiễm không có triệu chứng có thể xảy ra nhưng lại nói rằng không có tín hiệu lây lan diện rộng.

Vào tháng Ba, trong bản tin ABC's This Week, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh- Mỹ - ông Alex Azar đã nói rằng, mức độ lây lan không triệu chứng không phải là yếu tố chủ chốt trong diễn biến dịch bệnh bùng phát.

"Bạn thật sự cần phải tập trung vào các cá nhân có triệu chứng. Chiến lược ngăn dịch bệnh thực sự chỉ đang tập trung vào các biểu hiện có triệu chứng", ông Alex Azar nói.

Trang web từ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ cũng đưa ra đánh giá tương tự như vậy. Mức độ lây lan là có thể có trước khi mọi người có triệu chứng. Các báo cáo xảy ra với loại virus mới này tuy nhiên điều này không đưa ra lý do chính đánh giá mức độ lây lan diện rộng.

Người phát ngôn cho Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh - Alex Azar và CDC hiện chưa đưa ra bình luận nào trước thông tin từ CNN. Tuy nhiên, trong suốt cuộc họp báo ngắn ở Nhà Trắng vào ngày 14/3, điều phối viên – tiến sĩ Deborah Birx dường như lại đưa ra quan điểm khác về khái niệm lây nhiễm không triệu chứng.

"Các đối tượng dưới 20 tuổi không có triệu chứng là rõ ràng. Đây liệu có phải là nhóm đối tượng có khả năng không có triệu chứng và sẽ có mức độ lây lan virus trên diện rộng hay không?", bà Deborah Birx đặt ra giả thuyết.

"Cho đến khi bạn hiểu bao nhiêu người không có triệu chứng và có triệu chứng nhiễm loại virus chủng mới thì chúng tôi cho rằng điều tốt hơn cho toàn nước Mỹ nên biết rằng mức độ rủi ro vì đại dịch có thể là thấp nhưng có thể tiềm ẩn khả năng lây lan loại virus này với người khác.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi đang yêu cầu mỗi người Mỹ có thể có trách nhiệm cá nhân để ngăn chặn mức độ lây lan có thể diễn ra", ông nói.

Mức độ truyền nhiễm không triệu chứng

Một số chuyên gia đã trả lời phỏng vấn trên CNN cho rằng, trong khi không chính xác các tỷ lệ phần trăm của lây nhiễm từ người sang người giữa hai nhóm đối tượng có triệu chứng và không có triệu chứng ( triệu chứng nhẹ) thì mức độ lây nhiễm từ người không có triệu chứng (hay triệu chứng nhẹ) nhiều hơn so với suy nghĩ trước đó.

"Chúng tôi biết rằng, việc lây nhiễm không có triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong mức độ lây nhiễm cộng đồng", ông Michael Osterholm – Giám đốc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota cho biết.

Theo ông Osterholm, điều này tương đối rõ ràng rằng việc lây nhiễm không triệu chứng có thể gây ra đại dịch giống như chúng ta đang trải qua và điều này rất khó để kiểm soát.

Trong một bài báo cách đây hai tuần ở New England, nhà tỷ phú Bill Gates đã bày tỏ lo lắng về mức độ lây lan của đại dịch đối với những người không có triệu chứng hoặc chỉ ốm nhẹ.

"Cũng có bằng chứng rõ ràng rằng đại dịch có thể lây nhiễm từ người sang người khi chỉ ốm nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng nào. Điều này có nghĩa rằng Covid-19 sẽ còn khó khăn ngăn chặn hơn dịch bệnh SARS ở Trung Đông", ông Bill Gates cho biết.

Giới quan sát khác cho rằng những người không có triệu chứng có thể gây ra mức độ lây nhiễm loại virus chủng mới này đáng kể.

"Lây nhiễm triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng là nhân tố chính trong việc xác định mức độ lây nhiễm của Covid-19. Đây là nhân tố tạo ra mức độ lây nhiễm của virus trong cộng đồng", tiến sĩ William Schaffner – giáo sư Đại học Vanderbilt và là cố vấn của CDC cho biết.

Ông Osterholm cũng khuyến khích các quan chức công cộng nên làm rõ hơn về mức độ lây nhiễm của loại virus này.

"Vào thời điểm bắt đầu đại dịch, chúng tôi đặt ra nghi ngờ về mức độ lây nhiễm từ người sang người của loại virus chủng mới này. Và điều không may mắn, chúng tôi nhìn thấy các lập trường cứng rắn về tuyên bố điều gì đã xảy ra theo cách này hay xảy ra theo cách khác. Chúng tôi tiếp tục thấy rõ bằng cách nào mức độ lây nhiễm đã xảy ra khiến cho đại dịch bùng phát toàn cầu. Điều đó rõ ràng, các tuyên bố trước đó không hề chính xác", ông William Schaffner nói thêm.

"Đây là lúc nên thảo luận thẳng thắn. Đây là thời gian để nói cho công chúng những gì chúng ta biết và không biết", ông William Schaffner nói thêm.

Theo CNN, Mỹ hiện tại có hơn 2000 ca xác nhận dương tính với loại virus chủng mới này, trong đó 50 trường hợp đã tử vong.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/giua-trieu-chung-nang-va-nhe-so-sanh-muc-do-lay-nhiem-covid-19-khien-dich-benh-bung-phat-toan-the-gioi-2020031610382239.htm