Hà Lan đàm phán với Nga về khí đốt?

Hà Lan tiếp tục ủng hộ dự án đường ống dẫn khí Nord Stream – 2 và bí mật đàm phán với Nga về việc cung cấp khí đốt.

Hà Lan bí mật đàm phán với Nga về khí đốt bất chấp quan hệ thương mại giữa hai nước đã đóng băng sau vụ rơi máy bay Boeing MH17 của Malaysia ở miền đông Ukraine vào năm 2014, cổng thông tin Hà Lan Follow The Money cho biết.

Vụ tai nạn máy bay MH17 năm 2014 khiến quan hệ giữa Nga và Hà Lan bị đóng băng.

Vụ tai nạn máy bay MH17 năm 2014 khiến quan hệ giữa Nga và Hà Lan bị đóng băng.

Cổng thông tin này cho rằng, vụ bắn rơi máy bay MH17 và cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ ảnh hưởng tạm thời đến quan hệ giữa Nga và Hà Lan. Trong lĩnh vực khí đốt nhiều khả năng hai nước sẽ tiếp tục hợp tác bất chấp mọi sự kiện chính trị.

Sau nhiều năm trì trệ trong các cuộc tiếp xúc song phương, một cuộc đối thoại giữa Nga và Hà Lan đã được tổ chức vào tháng 5/2017. Vào thời điểm đó, hội nghị được tổ chức tại Amsterdam, có sự tham dự của các đại diện thương mại Nga. Danh sách các đại diện hầu như chỉ bao gồm các đại diện của các công ty Hà Lan và Nga tham gia Nord Stream – 2. Ngoài ra, hội nghị còn có sự tham dự của đại diện công ty Allseas và công ty nạo vét Van Oord.

Sau hội nghị này vài tháng, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hà Lan về quan hệ kinh tế đối ngoại đã đến Moscow. Các lãnh đạo cấp cao của hai nước đã tiến hành thảo luận, lập ra Nhóm Công tác về năng lượng và tiếp tục duy trì các mối quan hệ cho đến nay. Thực tế mối quan hệ này vẫn rất khó khăn.

Tuy nhiên, vào năm 2021 Nhóm Công tác Năng lượng sẽ tiếp tục hoạt động. Nguồn tin cho biết rằng, một cuộc họp sẽ được tổ chức vào mùa xuân năm nay. Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream – 2 của Nga đã trở thành một chủ đề chính trong chương trình thảo luận của nhóm này. Theo cổng thông tin này cho biết, Hà Lan là một trong số ít quốc gia ở châu Âu ủng hộ dự án đường ống dẫn khí đốt.

Các hội nghị về năng lượng này không xuất hiện trong các báo cáo của quốc hội và các cơ quan của chính phủ Hà Lan. Tuy nhiên, nó vẫn được tiếp tục. Nhiều quốc gia ở Trung và Đông Âu lo ngại rằng, sự thống trị của Nga trong lĩnh vực khí đốt sẽ tăng lên sau khi xây dựng xong dự án Nord Stream – 2, trong khi các quốc gia như Đức và Hà Lan coi dự án là một cơ hội tuyệt vời để cung cấp năng lượng. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước châu Âu.

Trước đó, mối quan hệ giữa Nga và Hà Lan đóng băng do thảm họa xảy ra vào ngày 17/7/2014. Máy bay Boeing của Malaysia bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur trên chuyến bay MH17 đã bị rơi gần Donetsk. Có 298 người trên tàu, tất cả đều đã chết. Ukraine cho biết máy bay đã bị dân quân bắn rơi. Một nhóm điều tra chung do Hà Lan dẫn đầu, không có sự tham gia của Nga, đã kết luận tạm thời rằng, máy bay bị hệ thống tên lửa phòng không Buk bắn rơi. Trong khi phía Nga cho biết rằng, máy bay bị bắn trong khu vực do Ukraine kiểm soát.

Tháng 6/2020, Hà Lan nối lại các phiên điều trần về vụ máy bay MH17 gặp nạn. Tại cuộc thử nghiệm, Hà Lan tuyên bố rằng chiếc máy bay rất có thể đã bị bắn hạ bởi một tên lửa Buk thuộc loại 9M38M1, không phải loại 9M38.

Nguyễn Giang

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ha-lan-dam-phan-voi-nga-ve-khi-dot-3429519/