Hà Nội bắt đầu xử lý chất thải rắn theo công nghệ mới, đạt tiêu chuẩn EU 6

Công ty CP Dịch vụ sản xuất Toàn Cầu vừa áp dụng công nghệ nghiền, tái chế chất thải rắn xây dựng cho việc phá dỡ 4 tòa nhà từ 3 tầng và 7 tầng tại 139 Giảng Võ để thực hiện Dự án Khu nhà ở hỗn hợp Grandeur Place.

Việc xử lý chất thải rắn được thực hiện bằng các thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ hãng Rubber Master - CHLB Đức.

Công nghệ xử lý chất thải rắn từ các công trình xây dựng bị phá bỏ này lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam và đáp ứng được các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường Euro 6 (Việt Nam đang áp dụng tiêu chuẩn Euro 4).

 Công nghệ xử lý chất thải rắn từ các công trình xây dựng bị phá bỏ này lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Công nghệ xử lý chất thải rắn từ các công trình xây dựng bị phá bỏ này lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Việc xử lý chất thải rắn trải qua các công đoạn: Nghiền, sàng thô và sàng tinh. Máy có thể nghiền các khối bê tông có kích cỡ tới 60 x 80cm và tự động lọc ra sắt, thép trong bê tông...

Các thiết bị này có công suất từ 120 - 250 tấn/giờ, không chiếm diện tích lớn, hoạt động được ở các khu vực đông dân và phù hợp với nhiều loại công trình cần phá dỡ.

Các hạt thành phẩm có thể sử dụng ngay sau khi phân loại với các mục đích như trở thành vật liệu cấp phối xây dựng, cốt liệu tái chế hoặc vật liệu san lấp mặt bằng. Đây là nguồn vật liệu thay thế hữu ích cho nguồn nguyên liệu tự nhiên đang được sử dụng phục vụ cho các công trình xây dựng.

Các thiết bị này có công suất từ 120 - 250 tấn/giờ.

Theo thống kê sở bộ của UBND Thành phố Hà Nội, mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 2.000 tấn rác thải rắn xây dựng, chưa kể phát sinh từ những dự án giao thông, xây dựng dân sinh.

Thành phố hiện chỉ có 4 bãi đổ chất rắn xây dựng là Nguyên Khê, Vân Nội (huyện Đông Anh): Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) và Dương Liễu (huyện Hoài Đức), nhưng không đủ để tiếp nhận khối lượng chất thải rắn xây dựng ngày càng tăng.

Từ lâu nay, nhiều chủ đầu tư công trình xây dựng cũng tìm cách để giảm chi phí xử lý chất thải bằng cách đổ trộm trên đường, gây nhiều hệ lụy như ô nhiễm, bụi bẩn, tai nạn giao thông..., ảnh hưởng tới cảnh quan thành phố, gây bức xức trong dư luận.

Vì vậy, việc xử lý chất thải rắn góp phần giải quyết vấn đề môi trường của thành phố, tiết kiệm quỹ đất, giảm thiểu chôn lấp, đồng thời tái chế thành vật liệu xây dựng... Đây là việc làm được lãnh đạo thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân thực hiện.

Các hạt thành phầm có thể sử dụng ngay sau khi phân loại với các mục đích như trở thành vật liệu cấp phối xây dựng, cốt liệu tái chế hoặc vật liệu san lấp mặt bằng.

Nếu công nghệ này được Hà Nội áp dụng đại trà thì nó sẽ tạo ra được bước đột phá trong việc xử lý chất thải rắn từ các công trình xây dựng phá bỏ, tái chế nguồn vật liệu mới, tiết kiệm được tài nguyên và góp phần vào việc giữ gìn cảnh quan, môi trường đô thị.

Việt Vũ

Nguồn VTC: https://vtc.vn/ha-noi-bat-dau-xu-ly-chat-thai-ran-theo-cong-nghe-moi-dat-tieu-chuan-eu-6-d418017.html