Hà Nội: Năm 2017, phát hiện 26.310 cơ sở vi phạm An toàn thực phẩm

Đây là thông tin trên được Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết tại Hội nghị giao ban Báo chí Thành ủy chiều 20/3/2018, về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về công tác đảm bảo ATTP ngành nông nghiệp năm 2018.Tại cuộc họp, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y Tế Hà Nội cho biết, năm 2017, các cơ quan chức năng thành phố đã thanh kiểm tra 111.166 lượt cơ sở, phát hiện 26.310 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 7.221 cơ sở với số tiền phạt hơn 38 tỷ đồng.

Song song đó, TP phát huy hiệu quả xe kiểm nghiệm nhanh chuyên dụng về ATTP (xét nghiệm 1.101 mẫu, trong đó có 85 mẫu dương tính). Đây là công cụ đắc lực của đoàn thanh tra kiểm tra ATTP.

Bên cạnh đó, TP thực hiện tốt các chương trình, mô hình điểm về ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Cụ thể, duy trì 60 chuỗi liên kết ATTP; phối hợp với các tỉnh trong quản lý ATTP theo chuỗi như: Chuỗi sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Hòa Bình, tỉnh Sơn La với hệ thống cửa hàng, siêu thị Biggreen, Fivimart…

Hà Nội: Năm 2017, phát hiện 26.310 cơ sở vi phạm An toàn thực phẩm.

“Đạt kết quả này do năm 2017, TP đã tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chuyên ngành. Số phường, xã được kiểm tra tăng lên. Thậm chí các đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, huyện, xã phường đã tăng cường trực tiếp đi kiểm tra ATTP", ông Chung nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Chung cũng thừa nhận, công tác ATTP còn một số tồn tại, khó khăn. Một bộ phận người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm chưa tự giác chấp hành quy định ATTP và thiếu trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng vì lợi nhuận trước mắt. Người tiêu dùng đôi khi có dễ dãi trong khi mua bán thực phẩm mà không biết rõ nguồn gốc và lựa chọn sử dụng dịch vụ kinh doanh thực phẩm. Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, còn nhiều chợ tạm, chợ cóc và cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Sự vào cuộc của một số chính quyền địa phương, xã chưa quyết liệt, trong kiểm tra chủ yếu là nhắc nhở.

Năm 2018, theo ông Trần Văn Chung, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về ATTP của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Tăng cường phân cấp quản lý, hướng dẫn công chức cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo dõi công tác ATTP theo chức năng kiêm nhiệm. Đẩy mạnh công tác thi đua, thực hiện Tiêu chí chấm điểm công tác ATTP quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp.

Đặc biệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định ATTP. Triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại quận, huyện, thị xã khi được phê duyệt...

"Hiện trên địa bàn Hà Nội còn 967 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Năm 2018, TP phấn đấu giảm 10% điểm giết mổ nhỏ lẻ và dần tiến tới xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ. Xây dựng 6 tuyến phố dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đảm bảo ATTP có kiểm soát. Đồng thời, TP tiếp tục phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Mở rộng và phát triển các chợ mới theo quy hoạch bảo đảm ATTP. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra ATTP tại các chợ, siêu thị. ..", ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội nêu rõ.

Phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam.

Quyết định này quy định chi tiết danh mục và nội dung của Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước.

Cụ thể, danh mục Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam gồm 4 cấp: Cấp 1 gồm 13 mã; cấp 2 gồm 56 mã; cấp 3 gồm 180 mã; cấp 4 gồm 347 mã.

Trong đó, cấp 1 gồm các mã sau: Lương thực, thực phẩm và đồ uống không cồn; đồ uống có cồn, thuốc lá và chất gây nghiện; quần áo và giầy dép; nhà ở, điện, nước, ga và các nhiên liệu khác; đồ đạc, thiết bị gia đình và bảo dưỡng đồ dùng gia đình; y tế; giao thông vận tải; thông tin và truyền thông; giải trí và văn hóa; giáo dục và đào tạo; dịch vụ ăn uống và lưu trú; dịch vụ bảo hiểm và tài chính; chăm sóc cá nhân, bảo trợ xã hội và hàng hóa, dịch vụ khác.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/4/2018

Đức Nguyễn

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://nguoitieudung.com.vn/ha-noi-nam-2017-phat-hien-26310-co-so-vi-pham-an-toan-thuc-pham-d66256.html