Hà Nội: Người dân đội mưa, trèo nóc nhà xem trai bơi trổ tài sông nước

Bất chấp trời mưa to, người dân làng Tây Tựu (Hà Nội) vẫn đội mưa, thậm chí trèo lên tận nóc nhà để được xem trai làng trổ tài bơi thuyền trên sông Thủy Giang.

Lễ hội làng Đăm (bơi đăm) thuộc phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra 5 năm một lần trong ba ngày 9, 10 và 11 tháng 3 Âm lịch. Trong đó, hoạt động thi đua thuyền diễn ra từ ngày 9 đến sáng 11. Đây là hoạt động được người dân nơi đây cổ vũ sôi động nhất.

Lễ hội làng Đăm (bơi đăm) thuộc phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra 5 năm một lần trong ba ngày 9, 10 và 11 tháng 3 Âm lịch. Trong đó, hoạt động thi đua thuyền diễn ra từ ngày 9 đến sáng 11. Đây là hoạt động được người dân nơi đây cổ vũ sôi động nhất.

Cuộc đua thuyền diễn ra trên khúc sông Thủy Giang (sông Pheo) chảy qua làng với sự tham gia của 150 tay chèo, 6 thuyền đua thuộc 3 thôn: Thượng, Trung, Hạ (mỗi thôn 2 thuyền). Trước đó, hai bên bờ sông được thực hiện tổng vệ sinh, giải phóng các hàng quán trái phép hai bên bờ, khai thông dòng chảy.

Thuyền đua dài tới 15m gồm 18 trai bơi và 6 người khác là người lái (người lái thuyền), người dô (người bắt nhịp, chỉ huy), người phất cờ, người phất cờ, người cầm lạng (người cầm sào, một đầu có móc sắt hình chữ U để chống và đẩy thuyền khi thuyền sát vào thuyền khác), một người tát nước và một trọng tài có nhiệm vụ chỉ huy ngồi theo dõi các trai bơi và những người trong thuyền không được vi phạm các luật lệ quy định.

Theo đó, 18 trai bơi sẽ được chọn trong độ tuổi từ 20-35, có kinh nghiệm và khỏe mạnh. Mỗi cuộc đua được tiến hành qua 6 vòng. Sáu thuyền bơi được đánh số thứ tự và phân biệt theo hình con linh vật ở mũi thuyền. Mũi thuyền của thôn Thượng có hình đầu con Hạc, thuyền thôn Trung con Long, thuyền thôn Hạ con Ly. Trang phục đội bơi từng thôn cũng mang màu sắc khác nhau.

Theo quy định của hội thi, sáng ngày 10/3 bơi hai vòng, chiều một vòng. Ngày 11/3 bơi ba vòng và kết thúc hội bơi, trao giải. Thuyền được giải có vinh dự chở ngai của Thánh từ Thủy Tạ về miếu Thượng. Xưa có thêm một thuyền thứ 7 gọi là thuyền quan. Thuyền quan không đua mà chỉ làm nhiệm vụ bơi theo để quan sát cuộc đua.

Trong ngày thi tài sáng nay 25/4 9 (tức ngày 10/3 Âm lịch), trời Hà Nội bỗng đổ mưa lớn từ sáng sớm khiến nhiều tay đua gặp khó khăn, tuy nhiên yếu tố này không làm trở ngại các tay đua cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân khi họ bất chấp vẫn đội mưa để đến xem và cổ vũ cho các tay đua thuyền.

Nhiều người không ngần ngại trèo lên nóc nhà, đội mưa nhiều giờ đồng hồ để chứng kiến màn thi tài sông nước của các trai bơi.

Đầu năm 2018, lễ hội bơi Đăm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Quãng đường mà các đội thuyền đua phải thực hiện là 2.000m, bắt đầu từ miếu Tây Đăm vòng qua cột cờ rồi bơi ngược về nhà Thủy Tạ.

Trước khi đua chính thức một tháng, các đội tham gia đã tích cực luyện tập để đạt phong độ cao nhất khi tranh tài. Trai bơi sẽ được nhân dân trong xã đóng góp nuôi ăn trong 20 ngày trước lễ hội diễn ra.

Khác với các lễ hội bơi chải khác, ở lễ hội bơi Đăm, công tác tuyển chọn khá khắt khe, theo đó, các tay bơi phải ở độ tuổi từ 29-35, mạnh khỏe, tư cách đạo đức tốt.

Lễ hội bơi Đăm ở Tây Tựu thể hiện truyền thống tốt đẹp, lâu đời nhằm ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng dân tộc, các thế hệ cha ông, những người có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Và cũng là kế thừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc.

Huy Phạm

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ha-noi-nguoi-dan-doi-mua-treo-noc-nha-xem-trai-boi-tro-tai-song-nuoc-post260564.info