Hai cơ chế lạ diễn ra trong cơ thể đàn ông

Trang tin Cracked.com (CC) của Mỹ trong số ra cuối tháng 10/2018 đã cập nhật một số khám phá về cơ thể con người, trong đó có những cơ chế ít biết diễn ra trong cơ thể phái mạnh.

1. Cơ chế retrograde ejeculation

Trong quan hệ sex, hầu hết những người đàn ông khi lên đỉnh đều xuất tinh, nhưng thực tế lại có người lại không có hiện tượng này, chuyên môn gọi là retrograde ejeculation (xuất tinh ngược dòng). Thay vì đi vào âm đạo, dòng tinh trùng lại đi trở lại bàng quang, vì vậy, nếu sau đó đi tiểu, tinh trùng sẽ theo nước tiểu ra ngoài, làm cho nước tiểu có dạng bọt sủi.

Nói đơn giản hơn, khi muốn xuất tinh, tinh trùng phải mượn đường đi của niệu đạo tức đường đi của nước tiểu để đi ra. Lúc này vòng cổ bàng quang sẽ đóng đường thải của nước tiểu và mở cửa niệu đạo, tạo đường đi cho tinh binh. Nhưng một khi cơ vòng cổ bàng quang không làm được chức năng vốn có, tức mất đi khả năng co thắt thì cửa niệu đạo đóng “im” khiến tinh trùng không thể xuất ra ngoài theo đường niệu đạo mà lại đi ngược vào bàng quang.

Xuất tinh ngược dòng là hiện tượng tinh dịch trào ngược lại vào bàng quang.

2. Cơ chế tiết sữa ở đàn ông

Đàn ông cũng có thể tiết sữa như phụ nữ nhờ vào hormone, đặc biệt là hormone prolactin. Thực tế, rất nhiều trường hợp đàn ông làm được điều này. Ví dụ những người đàn ông sống sót trong các trại tị nạn của Phát xít Đức hồi thế chiến II chẳng hạn.

Lý giải về hiện tượng trên, khoa học cho rằng không giống bộ ngực phụ nữ, ngực đàn ông tuy không nở nang những vẫn có thể tiết sữa, vì vậy nam giới hoàn toàn có thể cho con bú trong hoàn cảnh nhất định. Trong thế giới động vật, người ta đã ghi nhận một vài trường hợp như mèo, dê, dơi ăn quả, con đực lại cho con bú. Theo nghiên cứu, phần mô vú ở cả nam lẫn nữ đều có chứa các khoang rỗng, được gọi là phế nang. Đó chính là nơi tiết ra sữa, nhưng yếu tố quan trọng hơn khi cho con bú là sự góp mặt của hormone prolactin, được sản xuất bởi tuyến yên, có chức năng kích thích tuyến vú sản xuất sữa.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NHI), số lượng hormone prolactin lưu thông trong cơ thể phụ nữ không mang thai cao gấp hai lần nam giới và tăng gấp 10 lần khi mang thai. Prolactin trong cơ thể nam giới cũng có thể tăng, nó không phải là vấn đề tự nhiên hay do vấn đề tình cảm mà thường là do bệnh tật hoặc tác dụng phụ của dược phẩm gây ra khiến nam giới tiết sữa.

Ví dụ như những người đàn ông sống sót trong các trại tị nạn của Phát xít Đức hồi thế chiến II đề cập ở trên chẳng hạn. Họ có thể tiết sữa là do có sự thay đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột. Theo đó, trong thời gian ở trại, vì bị đói nên chức năng tiết hormone của các tuyến nội tiết cũng như hấp thụ hormone của gan đều bị ức chế nhưng khi được ăn uống đầy đủ, các tuyến nội tiết phục hồi nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn, hormone sản xuất ra không được hấp thụ, dư thừa dẫn đến việc tăng tiết sữa.

Cơ chế tiết sữa ở đàn ông là do hormone prolactin đảm nhận.

DUY HÙNG (Theo Cracked.com)

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/hai-co-che-la-dien-ra-trong-co-the-dan-ong-post229721.html