Hãi hùng cảnh sán ngoe nguẩy, được nặn ra từ ngực cô gái trẻ

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương vừa tiếp nhận một phụ nữ trẻ bị sán lá gan lạc chỗ rất hy hữu.

Video: Tưởng mụn ở ngực, cô gái Sơn La nặn ra con sán ngoe nguẩy (Nguồn: Vietnamnet)

Chía sẻ với Vietnamnet, TS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ cho biết, khoa vừa tiếp nhận 1 trường hợp mắc sán lá gan lớn lạc chỗ hiếm gặp.

Bệnh nhân Lò Thị H. (30 tuổi, Thuận Châu, Sơn La) nhập viện với triệu chứng sốt, tổn thương phần mềm vùng ngực phải.

Chị H. cho biết, thời gian gần đây chị phát hiện một nốt đỏ trên ngực phải kích cỡ 0,5x0,5cm, đau nhẹ kèm theo ngứa. Tại phòng khám tư, bác sĩ thăm khám nghi bệnh nhân bị viêm tuyến vú. Khi ra về, chị H. nhờ đồng nghiệp nặn vì nghĩ mụn. Sau nặn, một sinh vật khá lớn trồi lên, ngọ nguậy khiến cả 2 cùng hốt hoảng.

Ngay sau đó chị H. đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ khám lại vì nghi sinh vật kia là sán. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ xác định bệnh phẩm là sán lá gan lớn (Fasciola).

Bệnh nhân đang điều trị tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ. Ảnh: Vietnamnet

Bệnh nhân đang điều trị tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ. Ảnh: Vietnamnet

Chị H. chia sẻ, ngoài việc thỉnh thoảng thấy nhói nhẹ ở ngực, không có triệu chứng gì đặc biệt.

Sau tẩy sán, bệnh nhân hồi phục rất tốt và vừa được xuất viện sau hơn 1 tuần điều trị.

Theo TS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), sán lá gan lớn là một bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người.

“Bình thường sán lá gan trú ngụ, ký sinh tại gan. Nếu lạc chỗ, sán thường gặp ở cơ thẳng gần bụng, cơ tim, hoặc ở phổi, nhưng trường hợp này, sán lại ký sinh lạc chỗ tại cơ vú phải của bệnh nhân, đó là điều rất hiếm gặp” – TS Thọ cho biết.

Qua tìm hiểu được biết thêm, nữ bệnh nhân kể trên có thói quen là hay ăn lẩu, ăn các loại rau thủy sinh, trồng dưới nước như rau cần, rau ngổ... Theo TS Thọ, đó là yếu tố có nguy cơ nhiễm bệnh cao vì ấu trùng sán thường bơi trong nước sau đó tìm một cá thể để ký sinh như ốc, hoặc bám vào rau trồng thủy sinh.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/hai-hung-canh-san-ngoe-nguay-duoc-nan-ra-tu-nguc-co-gai-tre-d136557.html