Hai kiểu công ty khởi nghiệp

Bài viết của GS John Vũ về mô hình khởi nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ và kinh doanh nhỏ, đâu là sự khác biệt?

Theo một nghiên cứu công nghiệp, công ti khởi nghiệp Công nghệ thông tin là nguyên nhân cho xấp xỉ 38 phần trăm việc làm mới được tạo ra ở Mĩ, trong thập kỉ qua. Nhiều công ti khởi nghiệp đang tăng trưởng về kích cỡ, tạo ra tăng trưởng việc làm lớn và đóng góp cho thịnh vượng địa phương. Chẳng hạn, khi Apple lên sàn chứng khoán (IPO) trên 300 người lập tức trở thành triệu phú. Khi Microsoft lên sàn chứng khoán, bốn người trở thành tỉ phú, và 12,000 nhân viên của Microsoft trở thành triệu phú. Khi Google lên sàn chứng khoán, số người trở thành tỉ phú không được tiết lộ, nhưng trên 900 nhân viên đã trở thành triệu phú. Theo mô hình Mĩ này, hai công ti Trung Quốc, Alibaba và Tencent cũng đã trao cổ phần cho công nhân của họ và khi họ lên sàn chứng khoán, số tỉ phủ cũng không được tiết lộ nhưng hàng nghìn nhân viên của họ đã trở thành triệu phú.

Việc dâng lên của các công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ và người của họ đã khuyến khích nhiều thanh niên học về khởi nghiệp vì họ mơ ước tạo ra công ti khởi nghiệp riêng của họ, được dẫn lái bởi giấc mơ rằng họ cũng có thể thành công. Nhiều người lãnh đạo của chính phủ cũng nhận ra rằng công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ có thể trở thành kẻ dẫn lái quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, không chỉ ở Mĩ mà ở nước của họ nữa.

Công ti khởi nghiệp có thể được phân loại thành hai kiểu: công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ và công ti khởi nghiệp dựa trên kinh doanh nhỏ. Công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ có thể cung cấp ưu thế kinh tế lớn vì nó tăng trưởng nhanh, thuê nhiều người và liên tục mở rộng trong khi công ti khởi nghiệp dựa trên kinh doanh nhỏ không tăng trưởng ra ngoài vài nhân viên. Công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ phát đạt để đạt tới năng suất và lợi nhuận cao, trong khi công ti khởi nghiệp dựa trên kinh doanh nhỏ có năng suất và lợi nhuận thấp. Các công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ thường nhắm tới số lớn khách hàng và đôi khi trên khắp thế giới trong khi hầu hết các công ti khởi nghiệp dựa trên kinh doanh nhỏ chỉ hội tụ vào thị trường địa phương (như bán lẻ, nhà hàng v.v.) Công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ hội tụ vào thay đổi, cải tiến, và đột phá toàn thể thị trường trong khi công ti dựa trên kinh doanh nhỏ, như thường được gọi là “doanh nghiệp gia đình”, đơn thuần là để kiếm sống.

Để cải tiến nền kinh tế và giải quyết vấn đề thất nghiệp cao, chính phủ phải hội tụ vào việc thúc đẩy và giúp đỡ các công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ để thành công vì họ có thể phát sinh ra việc làm được trả lương cao, nhiều phát kiến hơn, năng suất tốt hơn, cũng như cải thiện tính cạnh tranh của đất nước. Nền tảng của mọi công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ là tri thức kĩ thuật nảy sinh từ chương trình đào tạo mạnh trong khoa học và công nghệ. Không có số lớn các công nhân kĩ thuật như kĩ sư phần mềm, và người lập trình v.v. không cái gì có thể được đạt tới. Do đó, thúc đẩy công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ yêu cầu chính phủ thúc đẩy thay đổi chính trong hệ thống giáo dục bằng việc hội tụ nhiều hơn vào khoa học và công nghệ.

Yếu tố quan trọng khác cho bất kì công ti khởi nghiệp nào là khả năng trao đổi trong tiếng Anh, vì nó là ngôn ngữ chung trong các công nhân công nghệ. Chẳng hạn, một trong những lí do chính cho thành công của Ấn Độ trong Công nghệ thông tin là do số công nhân cao có thể nói tiếng Anh. Ngay cả Trung Quốc có hệ thống giáo dục tốt nhưng không thể bắt kịp được Ấn Độ vì nó có ít người hơn mà có thể nói tiếng Anh tốt. Ngày nay, trong thế giới được kết nối này, thành thạo tiếng Anh là yếu tố then chốt xác định ra tính cạnh tranh kinh tế vì nhiều doanh nghiệp đang được tiến hành qua Internet và công nhân có kĩ năng có thể làm việc cho bất kì công ti nào từ bất kì chỗ nào. Trong mười năm qua, Trung Quốc đã nhận ra nhược điểm ngôn ngữ của nó và đã có hành động đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong mọi phần của hệ thống giáo dục của nó. Ngày nay dạy tiếng Anh đã trở thành kinh doanh lớn ở Trung Quốc cũng như ở nhiều nước không nói tiếng Anh.

Khi tôi du hành tới nhiều nước trong quá khứ, tôi thấy rằng nhiều nước đã đi nhanh để chấp nhận mô hình công ti khởi nghiệp dựa trên công nghệ để tận dụng ưu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện thời. Trong số các nước này, có nhiều sáng kiến để cải tiến hệ thống giáo dục với việc hội tụ vào khoa học và công nghệ và cuộc đua đi nhanh để phát triển nhiều công nhân kĩ thuật hơn là hiển nhiên và không nước nào muốn bỏ lỡ cơ hội tốt và bị bỏ lại đằng sau.

GS.John Vũ

Theo Khampha

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/hai-kieu-cong-ty-khoi-nghiep-165724.html