Hải quân Mỹ sẽ đưa 'rồng lửa' Patriot xuống chiến hạm?

Việc phóng thử tên lửa đánh chặn PAC-3 MSE từ bệ phóng thẳng đứng Mk 41 là một bước tiến tới việc biên chế tên lửa Patriot trên tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ.

Hệ thống tên lửa Patriot và ngay cả biến thể mới nhất PAC-3 MSE cũng đều phóng từ ống phóng có độ nghiêng thay vì thẳng đứng.

Tuy nhiên mới đây Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa PAC-3 MSE phóng từ ống phóng thẳng đứng Mk 41 bắn hạ một tên lửa hành trình đóng giả mục tiêu.

Tuy nhiên mới đây Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa PAC-3 MSE phóng từ ống phóng thẳng đứng Mk 41 bắn hạ một tên lửa hành trình đóng giả mục tiêu.

Hệ thống ống phóng Mk 41 thường được bố trí trên chiến hạm để bắn các loại tên lửa.

Hệ thống ống phóng Mk 41 thường được bố trí trên chiến hạm để bắn các loại tên lửa.

Việc thử nghiệm thành công này mở ra hướng đi mới bằng việc đưa tên lửa Patriot xuống trang bị cho hệ thống phòng thủ của chiến hạm.

Việc thử nghiệm thành công này mở ra hướng đi mới bằng việc đưa tên lửa Patriot xuống trang bị cho hệ thống phòng thủ của chiến hạm.

Việc tận dụng được tên lửa đánh chặn PAC-3 MSE sẽ giúp cho việc duy trì nguồn cung cấp ổn định tên lửa đất đối không cho chiến hạm trong một cuộc xung đột cấp cao trong tương lai.

PAC-3 MSE là phiên bản nâng cấp sâu rộng của hệ thống phòng thủ Patriot vốn ra đời từ thập niên 1980.

Patriot PAC-3 MSE được thiết kế để cung cấp khả năng phòng thủ tiên tiến chống lại một loạt mối đe dọa, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay địch.

Hiện hãng Lockheed Martin của Mỹ đang mở rộng cơ sở sản xuất để chế tạo thêm "sát thủ phòng không" PAC-3 MSE.

Tập đoàn Lockheed Martin đã tăng đều đặn số lượng sản xuất PAC-3 MSE kể từ khi được đưa vào sản xuất loạt vào năm 2018.

Họ dự tính sẽ nâng năng lực sản xuất lên thêm 40% so với hiện tại để đảm bảo nguồn cung PAC-3 MSE.

PAC-3 MSE sử dụng đạn tên lửa nhiên liệu rắn giúp cho hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả, dễ bảo trì.

Ngoài ra, kết cấu động cơ đẩy nhiên liệu rắn hai tầng cho phép tăng gấp đôi tầm bắn hiệu dụng của đạn tên lửa đánh chặn.

Đặc biệt PAC-3 SME tiêu diệt mục tiêu bằng phương thức va chạm động năng thay vì thuốc nổ.

Điều này giúp PAC-3 MSE có độ chính xác gần như tuyệt đối.

Mỗi hệ thống Patriot PAC-3MSE mới có thể mang theo tối đa 16 đạn.

Con số này gấp 4 lần cơ số đạn của các hệ thống đánh chặn mạnh nhất hiện nay của Nga như S-300, S-400.

"Biến thể mới có khả năng bảo vệ được 360 độ, trong khi vẫn duy trì được khả năng cơ động, cũng như giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng xuống còn 50%", Chủ tịch của tập đoàn vũ khí Lockheed Martin từng cho biết.

Trước mắt sẽ có khoảng 220 hệ thống Patriot PAC-3MSE trên khắp nước Mỹ và 12 hệ thống ở các nước đồng minh.

Dù là hệ thống vũ khí công nghệ cao của Mỹ, nhưng Patriot PAC-3 MSE lại là một sản phẩm được cấp phép xuất khẩu.

Hiện Saudi Arabia, Đức và Ba Lan đã đặt mua hệ thống đánh chặn tối tân này. Ukraine cũng đã nhận một số lượng nhỏ tên lửa thuộc biến thể này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/hai-quan-my-se-dua-rong-lua-patriot-xuong-chien-ham-post577079.antd