Hàn Quốc tìm 'làn gió mới' cho nền kinh tế

Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in tại Hàn Quốc đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện, mạnh mẽ vào năm 2020. Mặc dù đó là mục tiêu lâu nay của nhà lãnh đạo này, trong những tuần gần đây Seoul đã đưa ra các kế hoạch mới với hy vọng thúc đẩy một nền kinh tế đang gặp khó khăn tiến lên phía trước vào năm sau.

Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in tại Hàn Quốc đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện, mạnh mẽ vào năm 2020. Mặc dù đó là mục tiêu lâu nay của nhà lãnh đạo này, trong những tuần gần đây Seoul đã đưa ra các kế hoạch mới với hy vọng thúc đẩy một nền kinh tế đang gặp khó khăn tiến lên phía trước vào năm sau.

Trung Quốc là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Hàn Quốc Trong ảnh: Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp tại Nhà Xanh hồi đầu tháng 12. Ảnh: Reuters

Một năm 2019 đầy khó khăn

Sự kết hợp của các “cơn gió độc” từ bên ngoài cũng như trong nước khiến năm 2019 trở nên khó khăn hơn đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington là lực cản đối với nhu cầu toàn cầu, nhưng Hàn Quốc đặc biệt gặp khó khăn bởi nước này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và Trung Quốc và Mỹ, hai nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ nhất và thứ hai của Seoul. Ở trong nước, những nỗ lực thúc đẩy việc làm và phát triển kinh tế tiếp tục không đạt được kỳ vọng cao. Kết quả là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong năm nay chỉ đạt mức 2,0%, mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

Bất chấp thỏa những hòa hoãn gần đây trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, mức tăng trưởng trong năm tới dự kiến vẫn thấp. Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) mong đợi mức tăng trưởng GDP 2,4% trong năm tới, nhưng những dự báo thì kém lạc quan hơn.

Kế hoạch tăng trưởng và đổi mới toàn diện

Nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế vào năm tới, chính quyền Tổng thống Moon Jae-in tập trung vào khu vực công để tăng trưởng và đổi mới toàn diện. Bước đầu tiên là phân bổ nhiều tiền hơn, điều mà đảng Dân chủ cầm quyền đã thúc đẩy Quốc hội thông qua hồi đầu tháng 12. Ngân sách mới 512,3 nghìn tỷ won (434,4 tỷ USD), tăng 9,1% so với năm 2019, với phần lớn sự gia tăng sẽ hướng tới các chương trình phúc lợi.

Trong các cuộc họp báo vào cuối tuần qua, chính phủ phác thảo các kế hoạch mới chi tiết hơn để đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng. Ông Moon tuyên bố, 100 nghìn tỷ won (86 tỷ USD) sẽ được sử dụng cho các dự án đầu tư lớn vào năm tới, bao gồm 23,2 nghìn tỷ won (20 tỷ USD) để cải thiện cơ sở hạ tầng và xây dựng các tòa nhà công cộng mới như thư viện và trung tâm thể thao cộng đồng. Chính phủ sẽ tiếp tục khuyến khích các Cty tư nhân đầu tư 25 nghìn tỷ won (22 tỷ USD) vào các dự án quy mô lớn, cung cấp ít nhất 10 nghìn tỷ won (8,6 tỷ USD) để giúp tạo điều kiện đầu tư. Về vấn đề tạo việc làm, Seoul sẽ chi 25,8 nghìn tỷ won - nhiều hơn 20% so với năm nay - và hứa sẽ cung cấp các ưu đãi về thuế và các lợi ích khác để tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng. Các biện pháp tăng mức tiêu thụ bao gồm giảm thuế cho những người bán xe cũ để mua xe mới cũng như mở rộng việc cắt giảm thuế cho xe điện và xe chạy bằng hydro. Để giúp tài trợ cho một số chi phí gia tăng, MOEF có kế hoạch phát hành khoảng 10 nghìn tỷ won (8,6 tỷ USD) trái phiếu chính phủ mới vào năm tới.

Sẽ thành công?

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là liệu các sáng kiến bổ sung do chính phủ đưa ra vào năm tới có đủ để đưa “kim chỉ đúng hướng”?

Các nhà phê bình cho rằng, các chính sách của chính phủ Tổng thống Moon Jae-in không đủ để tạo ra lợi ích kinh doanh và do đó khó có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm. Họ lập luận rằng, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài có thể có nhiều tác động bất lợi đến nền kinh tế. Nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn tăng mạnh là lợi ích cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm gần đây. Chất bán dẫn chiếm 92% tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2018 và hơn 80% thặng dư trong năm 2017-2018. Tuy nhiên, giá chip giảm mạnh bắt đầu từ nửa cuối năm 2018 cho thấy việc phụ thuộc quá nhiều vào chất bán dẫn là một rủi ro lớn. Doanh thu từ việc bán chip ra nước ngoài là động lực chính của nền kinh tế. Giá chip giảm là nguyên nhân gây ra sự sụt giảm đáng kể mức 10,2% xuất khẩu dự kiến trong năm nay so với năm ngoái, kéo nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Hàn Quốc đi xuống.

Nhìn trong bối cảnh rộng lớn hơn, rõ ràng có nhiều hạn chế để các chính sách trong năm 2010 của ông Moon có thể thuận lợi thành công. Các sáng kiến mới của chính phủ diễn ra như thế nào vào năm tới sẽ đóng vai trò chính trong việc xác định tính bền vững của chương trình nghị sự kinh tế sau đó, nhưng sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng là yếu tố tích cực.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/122_218228_han-quoc-tim-lan-gio-moi-cho-nen-kinh-te.aspx