Hàng chục bộ xương kỳ lạ trong ngôi đình cổ

Được xây dựng vào năm Canh Thìn 1820, Đình Thắng Tam là ngôi đình cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Vũng Tàu.

Nằm ở vị trí “án sơn, tụ thủy”, đình Thắng Tam là nơi thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị thần trong dân gian quan hệ tới nghề nghiệp, sản xuất của một bộ phận lớn cư dân địa phương từ xưa đến nay.

Nằm ở vị trí “án sơn, tụ thủy”, đình Thắng Tam là nơi thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị thần trong dân gian quan hệ tới nghề nghiệp, sản xuất của một bộ phận lớn cư dân địa phương từ xưa đến nay.

Trong khuôn viên đình có ngôi Lăng Ông Nam Hải, được tạo dựng vào năm Giáp Thân (1824).

Lăng thờ Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Chi Thần theo tục thờ cá Ông, hệ tín ngưỡng của cư dân ngư nghiệp, được vua Thiệu Trị, vua Tự Đức phong 3 đạo sắc vào những năm 1845, 1846, 1850.

Phía sau các bàn thờ trong chính điện Lăng Ông là những bể lớn chứa các bộ xương cá Ông, được thu thập suốt 1 thế kỷ qua ở vùng biển Vũng Tàu.

Bàn thờ trung tâm là nơi đặt một bộ xương cá Ông dài khoảng 18m.

Bộ xương này thuộc về một cá Ông khổng lồ trôi dạt vào bãi biển Tầm Dương, được ngư dân Vũng Tàu đem về thờ cách nay hơn 100 năm.

Hai bên bàn thờ chính là các bàn Đông Hiến, Tây Hiến, cũng thờ các bộ xương cá Ông về sau này.

Đây là hàng chục bộ xương đủ các kích cỡ, thuộc nhiều loài cá heo, cá voi khác nhau.

Tục thờ cá Ông là một tín ngưỡng dân gian vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam, trải dài từ Thanh Hóa vào tận Bến Tre.

Tục này hình thành nhằm cầu an cho các ngư thuyền ra khơi đánh cá và mong được mẻ cá lớn.

Tục thờ cá Ông đã trở thành lệ từ thời vua Gia Long. Ảnh: Phù điêu Lý ngư hóa long ở cổng đình Thắng Tam.

Theo Quốc Lê/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/hang-chuc-bo-xuong-ky-la-trong-ngoi-dinh-co/20190831092327042