Hàng hóa TG tuần tới 7/4: Giá hầu hết giảm

Tuần qua, giá nhiều mặt hàng chủ chốt như dầu thô, đường, cà phê… đều sụt giảm.

Năng lượng: Giá dầu thô giảm mạnh nhất 2 tháng

Phiên cuối tuần, giá dầu giảm do giới đầu tư lo ngại quan hệ thương mại ngày càng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc – sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đánh thuế bổ sung lên hàng hóa của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại.

Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 1,22 USD xuống 67,11 USD/thùng; trong khi dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giảm 1,48 USD (2,3%) xuống 62,06 USD/thùng.

Tổng thống Trump chỉ thị các quan chức thương mại Mỹ xem xét bổ sung thuế 100 tỷ USD với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng cảnh báo chuẩn bị đáp trả bằng một "cuộc chiến quyết liệt" nếu Mỹ thực hiện theo đe dọa của Trump.

Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 2,8%, trong khi dầu WTI giảm 4,4%, trở thành tuần mất giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 2.

Ngày 6/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định Bắc Kinh sẽ ngay lập tức đáp trả mạnh mẽ mà không do dự nếu Washington ban bố danh sách áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 100 tỷ USD có xuất xứ Trung Quốc. Ông Lục Khảng cảnh báo nguy cơ chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do đang bị đe dọa, và quá trình toàn cầu hóa kinh tế bị hủy hoại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hồi phục của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Chủ tịch Ritterbusch & Associates, Jim Ritterbusch, nhận định triển vọng về một cuộc chiến thương mại có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ “vàng đen”.

Các yếu tố cơ bản cũng gây bất lợi cho thị trường. Sản lượng của Libya, thành viên OPEC khoảng 1,05 triệu thùng/ngày bất chấp những gián đoạn kể từ tháng 2 tại mỏ dầu El Feel công suất 70.000 thùng/ngày; một thống kê khác cũng cho thấy sản lượng khai thác dầu thô chính thức của Nga trong tháng 3/2018 đã tăng lên 10,97 triệu thùng/ngày, so với mức 10,95 triệu thùng/ngày của tháng Hai. Trong khi đó, Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu tại Mỹ đã tăng thêm 11 lên 808 giàn khoan trong tuần tính đến ngày 6/4, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.

Kim loại quý: Giá vàng tăng nhẹ

Phiên cuối tuần, giá vàng tăng khi chứng khoán Phố Wall lao dốc và đồng USD cũng giảm bởi quan ngại về khả năng cuộc chiến Mỹ - Trung và cũng do số liệu việc làm của Mỹ yếu hơn dự kiến.

Vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.332,11 USD/ounce vào lúc cuối phiên mặc dù đầu phiên có lúc giá chạm 1.321,16 USD/ounce, thấp nhất kể từ 21/3; vàng giao tháng 7 tăng 0,6% lên 1.336,1 USD/ounce. Trong khi đó giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống 16,33 USD/ounce.

Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,6%, còn bạc tăng 0,2%.

Chứng khoán Mỹ giảm, với chỉ số Dow Jones mất hơn 450 điểm sau khi Trump đe dọa áp thuế bổ sung 100 tỷ USD với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Bắc Kinh khẳng định đáp trả với một "cuộc chiến quyết liệt".

Đồng USD giảm theo chứng khoán Mỹ và báo cáo cho thấy nền kinh tế Mỹ tháng 3 tạo ra số việc làm ít nhất trong 6 tháng, làm giảm cơ sở để Fed tiếp tục sớm tăng lãi suất.

Một số quan sát viên lo ngại việc Trung Quốc và Mỹ trả đũa lẫn nhau theo kiểu "ăn miếng trả miếng" có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại thực sự với quy mô và thiệt hại khó có thể kiểm soát.

Các chuyên gia dự đoán rằng với những biến động mạnh trên thị trường cũng như căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, giá vàng sẽ vượt khỏi ngưỡng 1.300 USD/ounce (trung bình trong năm 2018), với 30% khả năng kim loại quý này tiến tới mức 1.400 USD/ounce trong năm nay. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, vàng vẫn quanh quẩn trong khoảng 1.300-1.360 USD/ounce và chưa có lúc nào bứt phá mạnh ra khỏi khoảng giá này.

Kim loại cơ bản: Giá nhôm tăng mạnh

Phiên cuối tuần, giá nhôm hồi phục sau khi Mỹ áp đặt trừng phạt với liên minh của Tổng thống Valdimir Putin và các công ty của họ, gồm Rusal một trong các nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới. Kết thúc phiên này, nhôm giao sau 3 tháng trên sàn London 1,6% lên 2.042 USD/tấn.

Rusal là hãng sản xuất lớn và nếu phương Tây không mua nhôm của hãng này thì sẽ khó đảm bảo đủ nguồn cung nguyên liệu.

Trái với nhôm, giá nickel giảm 0,4% xuống 13.275 USD/tấn do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.

Nickel đã tăng hơn 30% từ đầu tháng 12 tới giữa tháng 2, khi giá đạt 14.420 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 5/2015, một phần do nhu cầu sử dụng trong ắc quy ô tô điện (EV) gia tăng. Oliver Nugent, nhà phân tích hàng hóa tại ING, Amsterdam cho biết "thị trường EV đang phát triển, nhưng đừng quên rằng thép không gỉ vẫn là thị trường chính tiêu thụ nickel".

Nông sản: Giá cà phê, đường và cao su đều giảm trong tuần

Phiên cuối tuần, giá cà phê arabica giao tháng 5 giảm 0,1 US cent tương đương 0,09% xuống 1,1745 USD/lb, không xa mấy so với mức thấp nhất 9 tháng là 1,1595 USD của ngày 4/4. Robusta giao tháng 5 cũng giảm 29 USD tương đương 1,7% xuống 1.730 USD/tấn. Tính chung cả tuần giá giảm nhẹ.

Đường cũng giảm trong phiên cuối tuần, với đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 0,01 US cent (0,1%) xuống 12,34 US cent/lb khi thị trường tiếp tục trên mức thấp hai năm rưỡi; hợp đồng này kết thúc tuần giảm 0,1%, tuần giảm thứ 6 liên tiếp. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 1,2 USD (0,4%) xuống 342,4 USD/tấn trong phiên cuối tuần.

Thị trường đang theo dõi sát diễn biến đồng real của Brazil và nếu đồng tiến này yếu đi sẽ khích lệ nhà sản xuất đường bán ra mạnh hơn nữa. Các đại lý cho biết các yếu tố cơ bản vẫn theo xu hướng giảm giá, khi thị trường có thể dư cung toàn cầu trong cả niên vụ 2017/18 và 2018/19.

Ngành mía đường của Brazil chuẩn bị đối phó với các chính sách của Pakistan và Ấn Độ để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và tăng cường xuất khẩu, những biện pháp này có thể tiếp tục làm giảm giá trên toàn cầu.

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng trong phiên cuối tuần sau 4 phiên giảm trước đó do các nhà đầu tư săn giá hời. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tại Tokyo tăng 3 JPY lên 179,3 JPY (1,67 USD)/kg, kết thúc tuần giảm 2,6%.

Tuy nhiên tính chung cả tuần giá vẫn giảm do lo ngại dự trữ ngày càng tăng bất chấp sản xuất bắt đầu sụt giảm theo mùa. Cao su được khai thác quanh năm nhưng sản lượng mủ giảm trong mùa đông thời tiết khô, khi cây rụng lá.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 31/3

Giá 7/4

7/4 so với 6/4

7/4 so với 6/4 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

64,94

62,06

-1,48

-2,33%

Dầu Brent

USD/thùng

69,34

67,11

-1,22

-1,79%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

42.850,00

41.370,00

-650,00

-1,55%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,73

2,70

+0,03

+0,97%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

201,92

195,47

-2,69

-1,36%

Dầu đốt

US cent/gallon

202,56

195,78

-1,87

-0,95%

Dầu khí

USD/tấn

618,00

601,00

-5,50

-0,91%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

59.460,00

57.400,00

-750,00

-1,29%

Vàng New York

USD/ounce

1.329,60

1.336,10

+7,60

+0,57%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.526,00

4.574,00

+3,00

+0,07%

Bạc New York

USD/ounce

16,34

16,36

+0,01

+0,04%

Bạc TOCOM

JPY/g

56,00

56,40

-0,10

-0,18%

Bạch kim

USD/ounce

932,06

917,35

+4,80

+0,53%

Palladium

USD/ounce

953,44

905,35

-2,06

-0,23%

Đồng New York

US cent/lb

302,30

305,85

-1,60

-0,52%

Đồng LME

USD/tấn

6.714,00

6.769,00

-47,00

-0,69%

Nhôm LME

USD/tấn

2.004,50

2.042,00

+33,00

+1,64%

Kẽm LME

USD/tấn

3.274,00

3.232,00

-5,00

-0,15%

Thiếc LME

USD/tấn

21.100,00

21.050,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

387,75

397,00

-1,25

-0,31%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

451,00

472,25

+7,50

+1,61%

Lúa mạch

US cent/bushel

225,00

233,25

+0,50

+0,21%

Gạo thô

USD/cwt

12,36

12,50

+0,11

+0,85%

Đậu tương

US cent/bushel

1.044,75

1.044,75

+2,75

+0,26%

Khô đậu tương

USD/tấn

384,00

386,30

+2,70

+0,70%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,87

31,53

-0,25

-0,79%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

522,70

522,30

+2,80

+0,54%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.556,00

2.498,00

-41,00

-1,61%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

118,15

117,45

-0,10

-0,09%

Đường thô

US cent/lb

12,35

12,34

-0,01

-0,08%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

141,10

137,45

Nguồn Vinanet: http://vinanet.vn/hang-hoa-khac/hang-hoa-tg-tuan-toi-74-gia-hau-het-giam-692797.html