Hàng loạt nhà máy không chịu di dời khỏi khu vực nội đô

Dù nằm trong lộ trình phải di dời, nhưng hàng loạt nhà máy sản xuất gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm khu vực nội đô vẫn chây ỳ, bám trụ, nhiều nhà máy đã có cơ sở mới nhưng vẫn không chịu từ bỏ cơ sở cũ.Ông Tạ Đức Khương - số 47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội: Sống giữa lòng thủ đô Hà Nội mà như giữa khu công nghiệp – khu công nghiệp lỗi thời về mặt thiết bị máy móc.Anh Đỗ Quốc Lượng – số 47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội: Mặc dù trời mùa thu rất là mát nhưng phải đóng cửa bật điều hòa để tránh mùi khói của Nhà máy thuốc lá Thăng Long và Cao su sao vàng.Bà Phạm Hải Yến – quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Bao nhiêu năm nay hôi thối nồng nặc, cống thải nhà máy, không biết kêu đâu.Đại tá Nguyễn Trường Sơn – Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy: Đối với các nhà xưởng nằm trong khu dân cư thì đường đi lại rất khó khăn. Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, có những chỗ xe chữa cháy không thể vào được. KTS Đào Ngọc Nghiêm – Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội: Chúng ta có quan tâm và có lộ trình thích hợp nhưng thực tiễn còn nhiều tồn tại. Nguyên nhân vì Thứ nhất phải xem xét địa điểm di dời, HN đặt ra hơn 50 cụm CN vừa và nhỏ, khu CN mới như Phú XUyên, Xuân Mai, Hòa Lạc…đều thuận lợi về giao thông,… thì chúng ta có chuẩn bị nhưng chưa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thứ 2 là nhận thấy nguồn lực có vấn đề như ngân sách, đảm bảo đời sống trong khi đó HN đặt ra đặc thù về cơ chế chính sách, trong trường hợp các chủ xí nghiệp đủ điều kiện để liên kết thì được xây theo quy hoạch.

Tòa chung cư số 47 Vũ Trọng Phụng, Hà Nội có hướng nhìn xuống cả khu Cao - Xà - Lá, bao gồm nhà máy Cao su Sao Vàng, Xà phòng Hà Nội và Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Đây vốn là khu nằm trong diện phải di dời nhưng quyết định đến khi nào di dời người dân không nắm được. Vì vậy, thường ngày họ vẫn phải sống chung và hứng chịu khói bụi từ các nhà máy này.

Còn Nhà máy Dệt Kim Đông Xuân tại quận Hai Bà Trưng nằm "lọt thỏm" giữa khu vực hiện đại bậc nhất của thủ đô, với hàng loạt khu đô thị mới mọc lên.

Thế nhưng, trái lại cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy này lại không hiện đại được như vậy.

Theo các chuyên gia, việc các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm giữa khu dân cư tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vụ cháy tại nhà máy Rạng Đông đã cho thấy điều đó bởi vậy, di dời các nhà máy đang hết sức cấp bách vào thời điểm này

Việc di dời các cơ sở sản xuất đã được thể chế hóa trong các văn bản quy hoạch năm 1992, 1998, 2001. Đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 130 về biện pháp lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội. TPHN cũng đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Thế nhưng, sau 2 năm, tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9/2018, số liệu báo cáo Hà Nội đưa ra mới chỉ giảm được 4 cơ sở.

Sau vụ cháy tại Công ty Cổ phần Bóng đèn, phích nước Rạng Đông, vấn đề di dời càng trở nên cấp bách hơn. Lộ trình đã có, nhưng người dân có thực sự được trả lại môi trường sống an toàn, lành mạnh hay không phụ thuộc vào hành động quyết liệt của cơ quan chức năng.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/hang-loat-nha-may-khong-chiu-di-doi-khoi-khu-vuc-noi-do