Hàng ngàn du khách đến ngôi chùa ở Bạc Liêu thưởng thức một món ăn đặc sản

Với những người ăn chay ở Bạc Liêu, một trong những món ăn được xem là 'đặc sản' khi đến chùa thưởng thức đó là bún mắm nước lèo chay.

Ghi nhận của phóng viên Đại Đoàn Kết Online ngày 12/2 ( mùng 3 Tết) mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng ngàn du khách từ các nơi đổ về viếng chùa Giác Hoa (thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) để cầu may mắn, bình an trong năm mới.

Khách được nhà chùa phục vụ một số món ăn như cơm chay và đặc biệt là món bún nước lèo chay.

Khách được nhà chùa phục vụ một số món ăn như cơm chay và đặc biệt là món bún nước lèo chay.

Tại đây, khách được nhà chùa phục vụ một số món ăn như cơm chay, và đặc biệt là món bún nước lèo chay. Khu vực phục vụ món này chật kín người vào ra để tự chọn những gia vị mà mình hợp khẩu vị.

Bún nước lèo chay hút khách ngày Tết tại chùa Giác Hoa (Bạc Liêu).

Bún nước lèo chay hút khách ngày Tết tại chùa Giác Hoa (Bạc Liêu).

Nhiều người sau khi dùng xong tấm tắc khen món ăn rất ngon, rất đặc trưng.

Nhiều người sau khi dùng xong tấm tắc khen món ăn rất ngon, rất đặc trưng.

"Đặc sản" bún nước lèo chay hút khách ngày tết.

"Đặc sản" bún nước lèo chay hút khách ngày tết.

Nhiều khách cho biết, ban đầu nhìn qua cũng như ngửi mùi không khác mấy với món bún mắm nước lèo mặn, nếu không dùng thì nhiều người khó mà phân biệt được. Bởi món bún mắm nước lèo chay cũng có nhiều nguyên liệu như bún, rau, chanh, ớt,…

Khu vực phục vụ món bún nước lèo chay.

Khu vực phục vụ món bún nước lèo chay.

Khách đến chùa thưởng thưởng món bún tự lấy đồ dùng và chọn gia vị thích hợp.

Khách đến chùa thưởng thưởng món bún tự lấy đồ dùng và chọn gia vị thích hợp.

Khách đến chùa tự lấy bún thưởng thức.

Khách đến chùa tự lấy bún thưởng thức.

Chỉ trong buổi sáng mùng 3 tết, ước tính đã có cả trăm ký bún và nguyên liệu được sử dụng để phục vụ thực khách món ăn này. Nhiều người sau khi dùng xong đã tấm tắc khen món ăn rất ngon, rất đặc trưng.

Chùa Giác Hoa cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 6km, nằm cạnh một dòng sông nhỏ.

Chùa Giác Hoa cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 6km, nằm cạnh một dòng sông nhỏ.

Chùa Giác Hoa được sư bà Huỳnh Thị Ngó hiến tiền và đất xây dựng vào năm 1919. Chùa cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 6km, nằm cạnh một dòng sông nhỏ.

Du khách thích thú chụp ảnh bên tượng Dược sư cao 43 mét ở chùa Giác Hoa.

Du khách thích thú chụp ảnh bên tượng Dược sư cao 43 mét ở chùa Giác Hoa.

Chùa mang màu sắc, kiến trúc của 2 nền văn hóa Đông - Tây, hội tụ cả những đường nét kim cổ rất đặc sắc...

Vào những dịp lễ, Tết hay ngày rằm, rất đông du khách đến Chùa Giác Hoa viếng, thắp hương và tham quan khuôn viên chùa được xây dựng nhiều tiểu cảnh rực rỡ sắc màu.

Du khách đến Chùa Giác Hoa để ngoài viếng, thắp hương và tham quan khuôn viên chùa

Du khách đến Chùa Giác Hoa để ngoài viếng, thắp hương và tham quan khuôn viên chùa

Đặc biệt, đến đây du khách còn được phục vụ miễn phí bún nước lèo chay – món ăn đặc sản của nhà chua dành cho du khách phương xa. Năm 2001, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng chùa Giác Hoa là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Nguyên Du

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/hang-ngan-du-khach-den-ngoi-chua-o-bac-lieu-thuong-thuc-mot-mon-an-dac-san-10273189.html