Hàng nghìn người tham gia Đại lễ tưởng niệm 711 năm Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Ngày 26/11,Giáo hội Phật giáo VN kết hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Nhằm tưởng nhớ công lao và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, ngày 26.11, T.Ư Giáo hội Phật giáo VN kết hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Cung Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh).

Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn được tổ chức tại Cung Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh).

Đại lễ tưởng niệm 711 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn được tổ chức tại Cung Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh).

Hơn 5 nghìn đại biểu cùng du khách thập phương tham dự Đại lễ.

Trước đó, hàng nghìn phật tử đã tham gia chương trình thiền hành "Con về bên Phật Hoàng".

Đoàn thiền hành xuất phát từ Cung Trúc Lâm, đi bộ, leo núi lên Chùa Hoa Yên.

Đúng giờ Tý ngày 1/11 Âm lịch, là nghi thức tâm linh nhiễu tháp Phật Hoàng, đúng thời khắc ngài nhập niết bàn.

Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.

Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế anh hùng. Sau khi hoàn thành trách nhiệm vẻ vang với dân tộc, năm 1299 Ngài đã về Yên Tử xuất gia tu Phật, thống nhất 3 thiền phái Phật giáo Việt Nam, sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - nền Phật giáo thống nhất của người Việt với tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”; xây dựng một nền Phật giáo nhập thế yêu nước, tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam cho đến tận ngày nay.

Trước khi nhập Niết bàn, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sinh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vậy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sinh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).

Hà Thư - Tuấn Hậu

Nguồn Pháp Luật Plus: https://www.phapluatplus.vn/multimedia-plus/hang-nghin-nguoi-tham-gia-dai-le-tuong-niem-711-nam-duc-vua--phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-d112068.html