Hành trình trở về bức chân dung Bác

Cuối tháng 7-2018, Bộ VH-TT-DL đã cử đoàn công tác đặc biệt sang Nga với nhiệm vụ thương thảo và đưa về Việt Nam bức tranh sơn dầu hiếm hoi, và có thể nói là bức tranh duy nhất vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh của một họa sĩ nước ngoài.

Sau nhiều ngày xem xét, giám định… bức chân dung Bác Hồ do họa sĩ A.Kuznetsov (Nga) vẽ tại vườn hoa Phủ Chủ tịch những năm 1960 đã được đưa lên máy bay về nước, và hiện đang lưu giữ tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trở về từ chuyến công tác đặc biệt đưa bức họa sơn dầu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước thành công, ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi trò chuyện với chúng tôi vẫn không dấu được niềm hân hoan, xúc động. Ông cho biết thông tin về gia đình họa sĩ Alexei Kuznetsov đang sở hữu vài bức chân dung về Bác Hồ do chính họa sĩ vẽ vào những năm 1960, khi ông có chuyến công tác 2 năm ở Việt Nam. “Tháng 5-2017, trong chuyến công tác sưu tập hiện vật liên quan tới

Người tại Nga, đoàn công tác đã được nghe câu chuyện về họa sĩ A.Kuznetsov và những bức vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi hội ý nhanh, đoàn đã đến ngay gia đình họa sĩ để đặt vấn đề được tiếp cận với bức tranh ấy”. Rất ngỡ ngàng, gia đình của họa sĩ không chỉ có 1 mà đang lưu giữ 2 bức tranh sơn dầu về Bác cùng gần 100 bức tranh sơn dầu và nhiều bức phác họa về phong cảnh thiên nhiên, con người Việt Nam. Song rất tiếc gia đình họa sĩ A.Kuznetsov từ chối yêu cầu được mua lại tác phẩm này, bởi với họ đó là “báu vật”.

Đoàn cán bộ sưu tập hiện vật tiếp nhận bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ vợ và con gái của họa sĩ A.Kuznetsov.

Đoàn cán bộ sưu tập hiện vật tiếp nhận bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ vợ và con gái của họa sĩ A.Kuznetsov.

Bức tranh sơn dầu của họa sĩ người Nga khiến cả đoàn công tác đứng ngồi không yên bởi họ biết đó là một trong những tác phẩm vô cùng hiếm về Người. Theo ông Công, lúc đương thời Bác rất bận và không có nhiều thời gian dành cho các họa sĩ, với họa sĩ nước ngoài việc tiếp cận Bác lại càng khó khăn hơn. Vì thế việc họa sĩ A.Kuznetsov được gặp và thuyết phục được Bác làm mẫu vẽ tại chính khu vườn tại Phủ chủ tịch là không hề dễ dàng.

Chỉ duy nhất huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, nơi giữ vị trí chiến lược trong vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc, năm 1961 được Bác đồng ý cho dựng tượng theo yêu cầu của người dân nơi này là mong muốn được ngày ngày ở bên Bác. Vì vậy, việc Bác ngồi làm mẫu để các họa sĩ vẽ là rất hiếm hoi.

Ngay sau khi trở về nước, nhóm sưu tầm của ông Công lao vào tìm hiểu thêm những thông tin về bức tranh quý này, đợi cơ hội để đưa bức tranh về nước. Đến cuối tháng 5-2018, thông tin về việc Gallery Art tại St.Petersburg treo bán bức tranh này đã được truyền về Việt Nam. Biết đó là cơ hội tốt nếu không nắm bắt nhanh rất có thể tác phẩm quý hiếm này sẽ rơi vào tay chủ nhân mới hoặc bị đẩy giá lên rất cao so với mức khởi điểm 750.000 rub.

Ngay lập tức nhóm sưu tập lên phương án và trình cơ quan chức năng để tiến hành thủ tục mua tranh. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhờ người đến làm việc với gia đình họa sĩ, đề nghị rút 2 bức tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh về và xin mua 2 bức tranh này. Đã có lúc bức tranh được trả giá gấp đôi giá khởi điểm ban đầu. Điều lo ngại nhất đã xẩy ra khi gia đình họa sĩ A.Kuznetsov đã bán 1 bức và chỉ còn một bức Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi làm việc trong Khu vườn Phủ Chủ tịch vào năm 1960.

Họa sĩ A.Kuznetsov là người thầy có phương pháp sư phạm khoa học, bài bản, có khả năng phân tích và thị phạm rất tốt. Ông đã giúp cho sinh viên tiếp thu nhanh các nguyên tắc cơ bản, khoa học về cấu trúc tác phẩm, bố cục; giải quyết sáng tối; nóng lạnh và kỹ thuật vẽ sơn dầu…

Nhiều họa sĩ Việt Nam là học trò của thầy A.Kuznetsov đã thành danh và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước về Văn hóa nghệ thuật, như nhà điêu khắc Nguyễn Hải; họa sĩ Nguyễn Thụ, họa sĩ Giáng Hương; GS. họa sĩ Phạm Công Thành; PGS. họa sĩ Đỗ Hữu Huề…

Rất nhiều câu chuyện về cố họa sĩ A.Kuznetsov đã được chia sẻ, nhưng khi trực tiếp được diện kiến tác phẩm gia đình ông đã lưu giữ gần 6 thập niên qua, họa sĩ Vi Kiến Thành đã không khỏi xúc động. Ông kể: “Đó là bức sơn dầu khuôn khổ 67cm x 47cm vẽ năm 1960, vẽ Bác Hồ ngồi trên ghế trúc. Bác mặc quần áo đại cán sáng màu quen thuộc, tay cầm cuốn sách đang đọc dở giữa không gian cây xanh và thảm cỏ trong vườn hoa Phủ Chủ tịch. Họa sĩ A.Kuznetsov đã đặt giá vẽ bên cạnh Bác và trực họa chân dung Bác bằng chất liệu sơn dầu.

Có lẽ thời gian vẽ Bác không được nhiều, bức sơn dầu mới hoàn thành cơ bản với phong cách phóng khoáng, những vệt bút lông khoáng đạt, dạt dào cảm xúc của họa sĩ. Ở góc tranh họa sĩ còn chưa kịp vẽ kín mặt toan, nhưng ông đã diễn tả khá kỹ chân dung Bác với thần thái ung dung, tĩnh tại, vầng trán cao, đôi mắt sáng, tay cầm cuốn sách. Người như vừa ngừng đọc

Thu Hà

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/van-hoa-doi-song/hanh-trinh-tro-ve-buc-chan-dung-bac-61007.html