Hạt mã tiền là gì? Vì sao hạt mã tiền độc, tác dụng và cách dùng hạt mã tiền?

Mã tiền là loài cây mọc chủ yếu ở miền Nam nước ta, trong dân gian còn gọi là phiên mộc miết có công năng thông kinh hoạt lạc giảm đau, mạnh gân cốt, tán kết tiêu sưng. Tuy nhiên hạt mã tiền rất độc nếu không biết cách dùng.

Cây mã tiền là cây gì? Và hạt mã tiền độc như nào?

Cây mã tiền có tên khoa học là: Semen Strychni và là một loài cây gỗ thường xanh bản địa Đông Nam Á, thành viên của họ Loganiaceae.

Cây mã tiền gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá mã tiền dạng đơn, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.

Cây mã tiền khi quả còn xanh.

Hiện nay, mã tiền (hạt) mới xuất hiện tại miền Nam nước ta, chiết hạt mã tiền để lấy strychnin. Đây là loài cây thuộc chi Strychnos L. có khoảng 150 loài trên thế giới. Việt Nam có gần 20 loài, chỉ thấy ở các tỉnh phía nam, tập trung nhiều nhất ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang (đảo Phú Quốc), Gia Lai và Đắc Lắc.

Trước kháng chiến chống Pháp 1946, hầu hết mã tiền ờ miền Bắc đều từ miền Nam đưa ra. Trong kháng chiến, lần đầu tiên, chúng ta khai thác hạt những dây mã tiền ở miền Bắc để chiết lấy strychnin.

Cây mã tiền

Có 2 loại cây mã tiền: Loại mã tiền mọc thẳng đứng và loại mã tiền dạng cây dây leo.

Mã tiền mọc thẳng đứng chỉ phân bố ở các tỉnh miền Nam như: Gia Lai, Kom tum, Đăk Lăc, Lâm Đồng…

Cây mã tiền dây leo mọc ở các tỉnh miền núi phí Bắc Như: Lào cao, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình…. Trong kháng chiến cây mã tiền là 1 dược liệu dùng để điều chế thuốc strycnin

để dùng trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay 100% nguồn dược liệu này đều được thu hái tự nhiên, chưa có nơi nào tiến hành trồng cây thuốc này.

Đây là một cây có chiều cao trung bình, mọc thẳng vỏ có màu xám, đối với cây non mới mọc có nhiều gai. Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá có hình bầu dục, cuồng ngắn, hai đầu hơn nhọn, gân lá có hình lông chim. Hoa có màu hồng, nhỏ, hợp thành xim hình tán đều, lưỡng tính, tràng và đài hoa có 5 cánh, đài hình phễu với 5 răng hình ba cạnh.

Hạt mã tiền trong dân gian còn gọi là củ chi có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, đây là loại cây có độc nên phải hết sức lưu ý khi sử dụng vị thuốc này trong điều trị bệnh.

Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép; các hạt có kích thước và hình dạng không đồng đều, có hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính hạt từ 1,2cm đến 2,5cm, dày 0,4cm đến 0,6cm, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt tỏa ra xung quanh. Rốn hạt là một lỗ chồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ rốn hạt đến lỗ noãn (là một điểm nhỏ cao lên ở trên mép hạt). Hạt có nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong khoảng giữa nội nhũ phía lỗ noãn. Hạt không mùi, vị rất đắng. Mùa hoa và quả thường từ tháng 2 đến tháng 8.

Hạt mã tiền sống thuốc nhóm độc bảng A; Hạt mã tiền đã bào chế thuốc nhóm độc bảng B. Vị thuốc mã tiền rất dễ sâu mọt, hút ẩm đen ruột, vì vậy, cần được bảo quản nơi khô ráo để tránh ánh nắng trực tiếp và tránh mối mọt.

Hạt cây mã tiền.

Ngoài ra còn có một số loại mã tiền đang được trồng ở miền Bắc nước ta chủ yếu là dây leo, chưa xác định rõ được tên khoa học. Các loại mã tiền này có đường kính thân từ 10 - 15cm, chiều dài thân khoảng 30 - 40m.

Trong hạt mã tiền có 15% manan, 85% ga-lactan. 4-5% chất béo, một heterozìt gọi là loganozit hay loganin (1,5%), rất nhiều ancaloit trong đó chủ yếu là strychnin, bruxin, kết hợp với axit igasuric (axit clorogenic). Những ancaloit khác thường gặp là vomixin, struxin, colubrin α và β.

Tỷ lệ ancaloit toàn phần trong mã tiền thay đổi từ 2,5 đến 5.5%, trong đó strycnin chiếm 43-45%. Mã tiền dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 2 đến 3% ancaloit toàn phần, trong đó ít nhất 45% phải là strycnin.

Cây mã tiền có tác dụng gì?

Mã tiền được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền với các công dụng như:

Trong y học hiện đại dùng để điều trị các bệnh lý:

Bệnh suy nhược, Viêm dây thần kinh do nghiện rượu, say rượu cấp, đái dầm, ngộ độc thuốc ngủ barbituric, Làm thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa

Trong y học cổ truyền, mã tiền được sử dụng nhiều trong chữa tình trạng đau nhức xương khớp và một số bệnh lý như: Tiêu hóa kém, Phong thấp, đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân, Tiêu khí huyết tích tụ trong bụng, Đau dây thần kinh, Bại liệt, liệt nửa người, Chó dại cắn…

Trong mã tiền có thành phần strychnine, brucine, 2 alkaloid có tác dụng mãnh liệt chữa đau xương khớp, đã được nghiên cứu có tác dụng với hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, từ đó giúp tăng dẫn truyền thần kinh, giảm đau, tăng trương lực cơ.

Ngoài ra, vị thuốc này còn làm tê liệt thần kinh cảm giác vùng rễ, làm giảm những cơn đau do đau nhức xương khớp.

Các bệnh lý xương khớp thường đặc trưng bởi những cơn đau nhức cấp hoặc mạn tính. Khi sử dụng mã tiền có các hoạt chất brucine và brucine N-oxide giúp ức chế đáng kể sự giải phóng prostaglandine E2 trong mô viêm, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh xương khớp.

Mã tiền là hạt quả đã chín già phơi khô của cây mã tiền (Strychnos nuxvomica L.), thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Mã tiền chứa dầu béo, glycosid (loganosid), acid loganic, stigmasterin, cyloartenol và nhiều alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, cloubrin, psedostrychnin, loganin…

Theo Đông y, mã tiền vị đắng, tính hàn, rất độc; vào kinh can và tỳ. Có tác dụng thông lạc chỉ thống, tiêu thũng tán kết. Dùng trừ phong thấp tý, ung thư sang độc, tổn thương sưng đau; co rút tê dại, liệt. Liều dùng và cách dùng: 0,1 - 0,8g. Dược liệu đã qua chế biến. Chú ý: Để tránh ngộ độc, khi uống các thành phẩm có mã tiền phải uống ở liều thấp nhất đến liều sử dụng cho phép.

Cách sử dụng hạt mã tiền

Tùy vào từng bài thuốc sẽ có những cách điều chế khác nhau như:

Các công dụng của hạt mã tiền. Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Chữa phong thấp, liệt nửa người bằng cách lấy hạt mã tiền nấu với dầu vừng cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng, sau đó vớt hạt, đập nhỏ và tán bột mịn. Mỗi lần sử dụng 0,1g đến khi thấy ra mồ hôi thì dừng.

Chữa đau vai gáy bằng cách sử dụng 60g huyết kiệt và 30g mã tiền chế sao cháy vàng tán bột mịn, chia thành gói nhỏ mỗi lần dùng khoàng 1,6g ngày dùng 2 lần

Sử dụng mã tiền dể ngâm rượu xoa bóp bằng cách giã hạt mã tiền sau khi được sơ chế rồi ngâm với rượu trong một tuần. Khi dùng thì xoa trực tiếp rượu đã ngâm lên vị trí đau nhức để giảm cơn đau. Tuyệt đối không được uống rượu ngâm mã tiền vì có thể ngộ đọc, nguy hiểm tính mạng.

Một số lưu ý khi sử dụng hạt mã tiền

Liều dùng do hạt có nhiều hợp chất chống viêm mạnh nên cần chú ý liều lượng. Liều trung bình của mã tiền cho người lớn là 0,05g một lần, 0,15g trong vòng 24 giờ. Liều tối đa người lớn 0,10g một lần 0,30g trong vòng 24 giờ. Trẻ dưới 3 tuổi không dùng. Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 0,005g cho mỗi tuổi

Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Không dùng quá liều quy định

Không dùng mã tiền (hạt) phụ nữ có thai, cho con bú.

Mã tiền rất độc. Khi bị ngộ độc có triệu chứng như ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu.

Người mất ngủ và di tinh cấm uống. Hạt mã tiền rất độc, nếu dùng theo đường uống phải qua chế biến và bào chế. Sau khi uống phải tránh gió. Nếu thấy ngộ độc (giật giật ở môi và các cơ; nặng hơn thấy ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu…), có thể lấy nhục quế 8g sắc uống để giải độc.

Theo SHTT

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/hat-ma-tien-la-gi-vi-sao-hat-ma-tien-doc-tac-dung-va-cach-dung-hat-ma-tien/20230531050738390