Hậu 20/11: Câu chuyện góp quỹ lớp mua quà cho giảng viên

Hằng năm cứ đến dịp 20/11 là học sinh, sinh viên lại có dịp bày tỏ lòng tôn kính hết mực cho những người đưa đò đáng kính bằng cách nhiều cách có thể là gửi tặng những món quà đáng yêu, những câu hát hò sinh động, hay những tấm thiệt chan chứa chân tình.Tuy nhiên, đối với một số trò thì việc thể hiện lòng biết ơn này lại là sự xa xỉ.

Bạn N.T.A.N(20 tuổi, sinh viên một trường đại học tại TP.HCM) chia sẻ: “Lớp mình có 36 bạn, nhân dịp ngày nhà giáo , thủ quỹ kêu gọi mỗi bạn đóng khoảng 25.000 để mua quà cho thầy cô(lớp mình thì có 9 thầy cô), nhiều bạn thì hào hứng đóng góp còn một vài bạn thì cho rằng đó là lãng phí, chỉ cần mua một cành hoa hồng tặng thầy cô là được, lớp mình vì thế mà khẩu chiến, rồi lục đục nội bộ nguyên ngày vì chuyện chẳng ra sao.”

Nhành hoa hay một món quà thiết thực ?

Xã hội thường đặt câu hỏi “Tại sao sinh viên có tiền mua ly trà sữa 50.000” các bạn sinh viên mạnh miệng trả lời đó là “ Vì tôi thích, tôi giàu” . Thế nhưng khi trích nửa ly trà sữa của mình để hòa vào tập thể lớp, cùng nhau mua món quà cho chính giảng viên hằng ngày thao thao bất tuyệt truyền đạt kiến thức thì lại tiếc rẻ? Một cành hoa không phải không thể hiện được tấm lòng và một món quà xa xỉ cũng không nói lên được điều gì. Tuy nhiên, khi tặng cho giáo viên những món quà đúng câu “ra tấm ra món” có yếu tố lâu dài thì sẽ thiết thực và lưu giữ kỷ niệm được lâu hơn bao giờ hết

Ngày 20/11 không phải là ngày ta bắt buộc phải tặng quà cho bất kỳ ai, nhất là với sinh viên đại học khi mà lúc này chúng ta đều là những người trưởng thành có quyền tự đưa ra mọi quyết định. Tuy nhiên, việc tích tiểu thành đại cùng với tập thể lớp chung mua một món quà không chỉ là tạo niềm vui cho thầy cô mà còn thể hiện được tinh thần trách nhiệm của mình. Nếu chúng ta thật sự khó khăn đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ khó khăn đó, chắn chắn mỗi cán bộ lớp sẽ lại có một kế hoạch khác tùy vào tình hình. Nhưng ngược lại, nếu bạn hằng ngày vẫn uống đều đặn 3 cữ trà sữa hơn trăm ngàn, mà lại tiếc rẻ vài chục nghìn đồng cho một hành động ý nghĩa thì xem ra nền giáo dục nước nhà đang “gãy khúc” với truyền thông “tôn sư, trọng đạo” khi trò không muốn tri ân thầy.

Một sự lãng phí hay trá hình cho sự ích kỷ?

Gửi tặng thầy cô những món quà ví dụ như cài áo, chậu cây hay chiếc cà vạt có giá giao động chỉ từ 80.000 đến dưới 150.000, nếu cả tập thể thì giá trị món quà tính trên đầu người không phải là điều gì quá to tát, mỗi năm lại chỉ có một lần . Sự quan tâm của sinh viên như là một động lực giúp giảng viên có thêm tinh thần giảng dạy, vì họ biết rằng mỗi giọt mồ hôi, mỗi lần khản tiếng đều được các em ghi nhận. Chất lượng bài giảng vì thế mà được nâng cao, không khí lớp học không nhàm chán, suy đi tính lại thì đúng chỉ có sinh viên là được lợi nhiều hơn.

Những chậu sen đá giá rẻ vừa có thể để chưng trong phòng lại không tốn nhiều công chăm sóc

Hậu 20/11 mà phải ngồi tính toán chi li mua quà cho thầy cô hết bao nhiêu, quả thật người làm nghề giáo đọc được sẽ thấy đau lòng lắm thay. Dù giờ đây, cũng có những nhà giáo “đo lòng phụ huynh, học sinh” bằng chất lượng món quà, nhưng vẫn còn nhiều lắm những giáo viên tâm huyết, trăn trở với nghề. Tiền với học sinh hay sinh viên chưa làm ra có thể cũng là vấn đề lớn, nhưng để lăn tăn giữa việc bày tỏ lòng tri ân với ly trà sữa sang chảnh quả thật buồn lòng. Nhưng thế hệ trẻ ngày nay nghĩ vậy đấy, cấm họ sao được bởi nó cũng phơi bày một phần thực tế của thời đại “kim tiền”.

Thanh Anh

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/hau-20-11-cau-chuyen-gop-quy-lop-mua-qua-cho-giang-vien-79046.html