Hậu bầu cử Tổng thống Mỹ: Cuộc chuyển giao quyền lực giữa các Đệ nhất phu nhân

Cách đây 4 năm, dù mối quan hệ giữa người tiền nhiệm Barack Obama và Tổng thống Trump không suôn sẻ nhưng bà Melanie vẫn được Đệ nhất phu nhân khi đó là Michelle Obama mời đến Nhà Trắng đúng vào ngày 11/11 để trò chuyện và có động thái chuyển giao quyền lực.

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không thừa nhận kết quả bầu cử cũng như cáo buộc gian lận bỏ phiếu, Đệ nhất phu nhân Melanie Trump cũng có động thái ủng hộ chồng mình. Theo hãng tin CNN, Đệ nhất phu nhân Melanie vẫn có các hoạt động bình thường và chưa hề có cuộc gặp hay ý định chuyển giao nào cho bà Jill Biden.

Cách đây 4 năm, dù mối quan hệ giữa người tiền nhiệm Barack Obama và Tổng thống Trump không suôn sẻ nhưng bà Melanie vẫn được Đệ nhất phu nhân khi đó là Michelle Obama mời đến Nhà Trắng đúng vào ngày 11/11 để trò chuyện và có động thái chuyển giao quyền lực. Tuy nhiên trong năm nay, dù bầu cử đã đi đến hồi cuối nhưng phía Nhà Trắng vẫn chưa có động thái nào để chuyển giao quyền lực cho nhà Biden.

Theo các nguồn tin thân cận của CNN, lịch trình của Đệ nhất phu nhân Melanie vẫn như thường ngày với các cuộc hẹn thông thường như đã lên kế hoạch từ trước. Động thái này cũng dễ hiểu khi Tổng thống Trump chưa thừa nhận thất bại và tuyên bố sẽ có cuộc chiến pháp lý về kết quả bầu cử.

Đệ nhất phu nhân Michelle Obama gặp người kế nhiệm Melanie Trump vào năm 2016 tại Nhà Trắng

Đệ nhất phu nhân Michelle Obama gặp người kế nhiệm Melanie Trump vào năm 2016 tại Nhà Trắng

Trên thực tế tình trạng này đã từng diễn ra khi 2 ứng cử viên George Bush và Al Gore năm 2000 kiện cáo nhau ra Tòa án tối cao. Đội ngũ nhân viên đã phải chờ đến sau ngày 13/12 khi Tòa án tối cao ra phán quyết cuối cùng về kết quả bầu cử mới có thể lên kế hoạch dọn vào Nhà Trắng cùng nhiều chương trình khác cho Đệ nhất phu nhân mới.

Chuyển giao quyền lực bà chủ Nhà Trắng

Trên thực tế, quá trình chuyển giao quyền lực cả các Đệ nhất phu nhân không hề dễ dàng và thậm chí còn gay gắt hơn cả Tổng thống. Việc từ bỏ quyền lực, rời khỏi Nhà Trắng sau 4-8 năm sinh sống và từ biệt đội ngũ nhân viên thân cận là điều khá khó khăn với nhiều người.

Trước đây Đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter và người kế nhiệm Nancy Reagan đã có cuộc chuyển giao khá gay gắt. Cả 2 vốn đều là những người rất yêu thương chồng mình và đều có cá tính mạnh, khiến cuộc chuyển giao có đôi chút xung đột.

Theo tác giả Kate Andersen Brower chuyên viết sách về các Đệ nhất phu nhân, bà Rosalynn đã vô cùng tức giận khi nghe tin đồn rằng bà Nancy muốn gia đình Carter chuyển khỏi Nhà Trắng chỉ vài tuần sau cuộc bầu cử để họ có thể trang trí lại nơi ở mới. Cuối cùng hiểu lầm cũng được hóa giải khi đích thân bà Nancy gọi điện giải thích với Đệ nhất phu nhân Rosalynn.

Đệ nhất phu nhân Barbara Bush gặp người kế nhiệm Hillary Clinton tại Nhà Trắng

Tương tự, Đệ nhất phu nhân Barbara Bush cũng chẳng mấy vui vẻ khi phải dọn ra khỏi Nhà Trắng chỉ sau 1 nhiệm kỳ. Dẫu vậy bà vẫn vô cùng niềm nở chào đón người kế nhiệm Hillary Clinton đến uống trà cà trò chuyện sau cuộc bầu cử.

Thông thường, Đệ nhất phu nhân tiền nhiệm sẽ mời người kế nhiệm uống trà và đội ngũ trước sẽ tiếp xúc cùng nhân viên mới của người kế nhiệm để chuyển giao công việc trong Nhà Trắng. Theo truyền thống, Đệ nhất phu nhân cũ sẽ phải chào đón và hướng dẫn cho người kế nhiệm những công việc và lưu ý trong Nhà Trắng trước khi họ chuyển đến đây ở.

Bà Anita McBridge, Cựu quản lý nhân viên dưới thời Đệ nhất phu nhân Laura Bush cho rằng một cuộc gặp mặt giữa phu nhân Melanie với bà Jill Biden đang ngày càng khó xảy ra với sự căng thẳng hiện nay.

AB

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/hau-bau-cu-tong-thong-my-cuoc-chuyen-giao-quyen-luc-giua-cac-de-nhat-phu-nhan-52020111110153587.htm