Hãy để Brexit trở thành hiện thực và chấm dứt chia rẽ trong năm 2020

Hãy để Brexit trở thành hiện thực và chấm dứt chia rẽ trong năm 2020- đó là thông điệp năm mới của Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 01/01/2020. Cho đến thời điểm này, việc thúc đẩy dự luật Brexit được thông qua tại Nghị viện đã là phần dễ dàng đối với Thủ tướng Anh, nhưng việc đảm bảo một thỏa thuận thương mại toàn diện với EU một cách nhanh chóng vẫn có vẻ rất xa vời.

Hiện tại, dự luật Brexit đã được thông qua tại quốc hội Vương quốc Anh và, nếu không có bất kỳ trường hợp bất khả kháng nào, dự luật này sẽ được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, các cuộc đàm phán dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 2 hoặc tháng 3. Ở giai đoạn đó, Anh sẽ trong giai đoạn chuyển tiếp, liên quan đến việc trở thành thành viên của liên minh hải quan và thị trường chung, dự kiến kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, trừ khi cả hai bên đồng ý gia hạn cho đến cuối năm 2021 hoặc 2022. Bất kỳ gia hạn nào cần phải được chấp thuận trước ngày 01/7. Tuy nhiên, phương án đó có thể đã trở nên lỗi thời sau quyết định của chính phủ Anh về việc sửa đổi dự luật Brexit, theo đó sẽ ngăn Quốc hội kéo dài thời gian chuyển đổi sau cuối năm 2020. Thủ tướng Johnson nói rằng ông muốn mối quan hệ mới với EU sẵn sàng để thực hiện vào tháng 01 năm 2021. Có nhiều điều mang tính biểu tượng hơn là thay đổi thời hạn chuyển đổi để gây áp lực lên EU nhằm thúc đẩy một thỏa thuận thương mại.

Thủ tướng Johnson cho đến nay vẫn chưa tiết lộ cách dự định vượt qua sự chia rẽ về việc muốn có một thỏa thuận thương mại toàn diện bao gồm mọi thứ từ dịch vụ tài chính đến thuế quan đối với hàng hóa trong khi đồng thời điều chỉnh khỏi các quy định của EU. EU sẽ nhấn mạnh vào một cái gì đó tạo sân chơi bình đẳng như về quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, thuế, cũng như viện trợ nhà nước, bởi vì mối quan tâm chính của EU là Vương quốc Anh áp dụng các tiêu chuẩn của EU để cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, đạo luật Brexit mới được Nghị viện thông qua đã loại bỏ các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người lao động. Một dự luật nhập cư mới sẽ khiến các công dân EU "chịu sự kiểm soát nhập cư tương tự như kiểm soát nhập cư của Anh đối với các công dân ngoài EU", do đó chấm dứt việc di chuyển tự do. Nghị định thư mới cũng chỉ ra rằng Bắc Ailen vẫn nằm trong lãnh thổ hải quan của Anh, nhưng trên thực tế sẽ có biên giới hải quan giữa tỉnh này và đại lục (Hàng hóa đến và ở Bắc Ailen từ các quốc gia ngoài EU sẽ phải tuân theo các quy tắc hải quan của Anh, trong khi những hàng hóa đi đến EU thông qua Cộng hòa Ailen sẽ được xử lý theo hệ thống EU).

Michel Barnier, nhà đàm phán chính của EU, cho biết muốn nhanh chóng có được các nguyên tắc cơ bản, chẳng hạn như các kế hoạch thương mại hàng hóa miễn thuế, hạn ngạch, có thể được thực hiện mà không cần phải chờ phê chuẩn bởi các nghị viện quốc gia trong Liên minh châu Âu. Vấn đề khó khăn đối với chính phủ của Thủ tướng Johnson là phải quyết định có nên thúc đẩy một thỏa thuận rộng lớn bao gồm mọi thứ, từ an ninh và dữ liệu đến hàng không, giáo dục, ngư nghiệp và quyền công dân hay không. Điều này sẽ mất nhiều năm để đàm phán. Giải pháp thay thế sẽ là đảm bảo một thỏa thuận cơ bản chỉ bao gồm quyền xuất khẩu hàng hóa sang EU, đặc biệt là ô tô và nông nghiệp, không có thuế hay hạn ngạch. Chính phủ Anh muốn bảo đảm một thỏa thuận kiểu Canada như vậy (không có liên minh hải quan hoặc thị trường chung) vào cuối năm 2020. Kiểu thỏa thuận này sẽ giải quyết phần lớn với hàng hóa, và không phải là lĩnh vực dịch vụ quan trọng chiếm tới 80% nền kinh tế Anh. Tuy nhiên, điều đó dường như không còn là ưu tiên nữa đối với chính phủ, bởi lẽ nếu muốn có một thỏa thuận dịch vụ tốt, thì sẽ không rời khỏi EU. Hoặc nếu rời khỏi EU, thì sẽ không rời khỏi thị trường chung. Vấn đề thời gian rất quan trọng, vì thực tế, thỏa thuận EU-Canada (CETA) phải mất 7 năm để đàm phán. Các cuộc thảo luận về thỏa thuận của khối EU với các quốc gia Mercosur (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) cũng kéo dài trong 20 năm. Nếu chính phủ Anh không đạt được thỏa thuận với EU và từ chối đàm phán quá thời hạn của chính mình, thì mặc định pháp lý sẽ là một Brexit rối loạn.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/hay-de-brexit-tro-thanh-hien-thuc-va-cham-dut-chia-re-trong-nam-2020-130926.html