Hé lộ sốc về biệt đội phi công cảm tử của Đức quốc xã

Trong Thế chiến 2, Đức quốc xã dưới sự lãnh đạo của trùm phát xít Hitler có một biệt đội phi công cảm tử. Những phi công Đức thực hiện nhiệm vụ tự sát nhằm vào các mục tiêu quan trọng của Liên Xô.

Sau khi bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, Không quân Đức quốc xã triển khai số lượng lớn máy bay ném bom. Mục đích của các phi công Đức là oanh tạc các mục tiêu quan trọng của Liên Xô.

Sau khi bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, Không quân Đức quốc xã triển khai số lượng lớn máy bay ném bom. Mục đích của các phi công Đức là oanh tạc các mục tiêu quan trọng của Liên Xô.

Trong số này, Không quân Đức quốc xã triển khai dự án "Selbstopfer" (có nghĩa Liều chết) kể từ tháng 2/1944.

Trung tá SS Otto Skorzeny và sĩ quan Không quân Đức Heio Herrmann là những người đưa ra ý tưởng về việc thành lập một biệt đội phi công cảm tử nhắm mục tiêu vào Hồng quân Liên Xô.

Sau khi trình lên Hitler và được thông qua, dự án "Selbstopfer" được triển khai. Đơn vị phi công cảm tử của Đức quốc xã được gọi là "Echelon số 5".

Đơn vị này còn có tên gọi không chính thức là “phi đội Leonidas”. Tên gọi này xuất phát từ giai thoại về vua Leonidas huyền thoại của dân tộc chiến binh Sparta dẫn đầu 6.000 quân tử chiến với 200.000 quân Ba Tư trong trận Thermopylae vào năm 480 trước Công nguyên.

Hitler và các quan chức Đức quốc xã hy vọng các phi công thuộc "Echelon số 5" sẽ giữ vững tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc để đánh bại Liên Xô.

Phi công làm nhiệm vụ tự sát của Đức quốc xã sử dụng chủ yếu máy bay Messerschmitt Bf-109 và Focke-Wulf Fw-190.

Những phi cơ này chất đầy thuốc nổ và chỉ đổ 1/2 bình xăng, đủ cho chuyến bay một chiều. Do đó, những phi công làm nhiệm vụ trên những máy bay này đều biết chắc chắn rằng sẽ không thể quay về an toàn. Họ phải chuẩn bị sẵn tâm lý chết vì chính quyền Hitler khi làm nhiệm vụ cảm tử.

Mục tiêu của các phi công cảm tử Đức quốc xã là những cây cầu bắc qua sông Oder. Theo một nguồn tin, 35 phi công cảm tử của Hitler tấn công liều chết nên phá hủy được 17 cây cầu và giao lộ làm cản bước tiến của Liên Xô.

Dù vậy, “phi đội Leonidas” của Đức quốc xã không thể đẩy lùi lực lượng Liên Xô. Cuối cùng, giới chức Đức nhận thấy nhiệm vụ tự sát của phi công cảm tử không thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Liên Xô nên cuối cùng hủy bỏ.

Mời độc giả xem video: Gặp lại nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Nguồn: HANOITV.

Tâm Anh (theo RBTH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/he-lo-soc-ve-biet-doi-phi-cong-cam-tu-cua-duc-quoc-xa-1511979.html