Hệ thống phòng không Việt Nam-Ngày đầu chống Mỹ

Do hiểu rất rõ rằng một khi đất nước còn bị chia cắt làm hai miền thì dứt khoát không thể có hòa binh

VNDCCH tận dụng thời gian để tăng cường khả năng quốc phòng của mình. Vào cuối những năm 1950, Bắc Việt Nam,bắt đầu xây dựng hệ thống phòng không tập trung.

Nga công bố hồ sơ mới Hệ thống phòng không Việt Nam.

Tại môt số khu vực xung quanh Hà Nội đã xuất hiện các đại đội pháo phòng không 85 và 100 ly dẫn đường bằng radar và các đèn pha phòng không. Đến cuối năm 1959, tổng số lượng pháo phòng không cỡ nòng từ 37 đến 100 ly của VNDCCH là hơn 1.000 khẩu.

Các đơn vị quân chủ lực Việt Nam bắt đầu được trang bị phương tiện kỹ thuật quân sự và vũ khí Xô Viết. Rút kinh nghiệm chiến đấu với Không quân Pháp trước đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng công tác huấn luyện sử dụng vũ khí bộ binh dể tiêu diệt các mục tiêu trên không.

Vào cuối những năm 1950, một số nhóm học viên (quân sự) Việt Nam đã được cử sang học (phòng không) tại Liên Xô và Trung Quốc. Đồng thời, Bộ đội Bắc Việt Nam cũng triển khai xây dựng các đường băng cất- hạ cánh, bãi đậu và địa điểm cất giấu máy bay, các xưởng sửa chữa, kho nhiên liệu và vũ khí cho không quân.

Đến đầu những năm 1960, VNDCCH đã có một số trạm radar P-12 và P-30 trực chiến. Giữa năm 1964, Quân đội Bắc Việt đã thành lập và đưa vào hoạt động tại một khu vực gần Hà Nội 2 trung tâm huấn luyện các khẩu đội phòng không do các chuyên gia Xô Viết trực tiếp lên lớp và hướng dẫn.

Chiếc máy bay chiến đấu Bắc Việt Nam đầu tiên lập chiến công trên không là chiếc máy bay huấn luyện T-28 Trojan vốn được (Pháp) sử dụng rộng rãi trong chiến tranh chống du kích tại Đông Dương. Máy bay “Trojan” hai động cơ có thể đạt tốc độ 460 km/h, trọng lượng tác chiến 908 kg, trong đó có cả các súng máy cỡ lớn.

T-28D Trojan

Tháng 9/1963, một phi công Không quân Hoàng gia Lào đã lái “Trojan” chạy sang VNDCCH. Một thời gian sau, khi các phi công Việt Nam đã được huấn luyện sử dụng thành thạo chiếc “Trojan” này, tháng 1/1964, T-28 Trojan“Việt Nam” bắt đầu thực hiện các chuyến xuất kích đánh chặn các máy bay Mỹ lúc đó thường xuyên xâm nhập không phận Bắc Việt.

Tất nhiên, “Trojan” động cơ Pitông không thể nào truy kích máy bay trinh sát động cơ phản lực Mỹ, nhưng vấn đề là ở chỗ khi đó vào ban đêm người Mỹ thường sử dụng các máy bay vận tải được cải hoán để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và một số nhiệm vụ đặc biệt khác.

Dịp may đã đến với người Việt khi vào đêm sáng trăng ngày 16/2/1964, tổ lái T-28 Bắc Việt nhận chỉ thị mục tiêu từ một radar mặt đất bố trí gần biên giới Lào đã phát hiện và bắn trúng chiếc máy bay vận tải C-123 Provider của Không quân Mỹ.

Máy bay vận tải quân sự C-123Provider

Tháng 2/1964, trên lãnh thổ VNDCCH xuất hiện những máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên, - đã có 36 chiếc MiG-17F một chỗ ngồi và MiG-17UTI huấn luyện từ Liên Xô đến Hà Nội. Tất cả các máy bay trên được biên chế cho Trung đoàn không quân tiêm kích 921.

Thực ra, đến giữa những năm 1960 thì MiG-17F đã không còn là thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp hàng không Xô Viết, nhưng nếu được sử dụng một cách bài bản và thông minh thì nó vẫn là một mối nguy hiểm thực sự đối với những máy bay chiến đấu hiện đại hơn.

Các MiG-17 trong số 36 chiếc máy bay đầu tiên được Liên Xô chuyển giao cho Không quân VNDCCH đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam.

Các ưu điểm của MiG-17F là dễ điều khiển, khả năng cơ dộng tốt, đơn giản trong khai thác- sử dụng và có độ tin cậy cao. Tốc độ bay của tiêm kích này gần đạt tốc dộ âm thanh, còn vũ khí – một khẩu pháo 37 ly và hai khẩu 23 ly.

Gần như cùng lúc với việc chuyển giao MiG-17, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M “Dvina”. Đây là phiên bản rút gọn xuất khẩu của tổ hợp tên lửa phòng không có radar dẫn đường làm việc trên dải tần 10 cm. Vào đầu những năm 1960 thì các đơn vị Bộ đội phòng không Liên Xô đã có trong trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-75M “Volkhov” với radar dẫn đường làm việc trên dải tần 6 cm hiện đại hơn. Tuy nhiên, vào thập niên 60, do lo sợ các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này có thể rơi vào tay Trung Quốc nên đã không chuyển giao chúng (S-75M “Volkov”) cho Việt Nam. Khó khăn trong khai thác sử dụng tất cả các biến thể S-75 là cần phải nạp nhiên liệu lỏng và chất ô xy hóa cho tên lửa trước khi sử dụng.

Sau lưng người sỹ quan Việt Nam này là tên lửa phòng không V-750V (tiếng Nga- В-750В) trên bệ phóng SM-90 (tiếng Nga- СМ-90). Người dịch- rất mong đồng chí Thượng úy này vẫn mạnh khỏe!

Dù vậy, tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M “Dvina” cũng đã là tài sản quý của Bộ đội phòng không VNDCCH. Cự ly tiêu diệt các mục tiêu trên không đạt 34 km, còn độ cao tối đa tên lửa có thể với tới mục tiêu- 25 km.

Trong biên chế của mỗi tiểu đoàn tên lửa phòng không có 6 bệ (tổ hợp) phóng cùng các tên lửa V-750V đã sẵn sàng phóng, còn 18 tên lửa phòng không có điều khiển khác nữa trên các xe nạp đạn hoặc tại các kho.

Khi tiểu đoàn S-75 chiến đấu trong đội hình trung đoàn hoặc lữ đoàn,số liệu chỉ mục tiêu do sở chỉ huy trung đoàn hoặc lữ đoàn cung cấp. Nếu tiểu đoàn S-75 chiến đấu độc lập, nó có thể tiến hành các hoạt động tác chiến bằng cách sử dụng các radar P- 12 và thiết bị đo xa vô tuyến PRV-10 (Tiếng Nga- П-12 và ПРВ-10) do cấp trên điều xuống phối thuộc với tiểu đoàn.

Vào đầu những năm 60, Bộ đội phòng không bảo vệ mục tiêu và Bộ đội phòng không lục quân được tăng cường pháo phòng không tự động 57 ly S-60 (C-60) có radar dẫn đường và súng máy phòng không 14,5 ly một nòng, hai nòng và bốn nòng.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/he-thong-phong-khong-viet-nam-ngay-dau-chong-my-3361769/