'Hiểm họa' từ Nga: Vén bí mật chương trình dò tìm tên lửa hạt nhân của Mỹ

Quân đội Mỹ đang tăng cường chi phí cho nghiên cứu bí mật nhằm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ phát hiện tên lửa hạt nhân.

Bí mật chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ

Động thái này dường như chưa hề có báo cáo và một vài chi tiết công khai được “che đậy” bởi thuật ngữ hiểu ngầm của Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ ở trong nghiên cứu này đã nói với Reuters rằng, có nhiều chương trình được phân loại nhằm tiến hành tìm hiểu cách phát triển hệ thống điều khiển Al nhằm bảo vệ nước Mỹ trước các mối đe dọa tấn công tên lửa hạt nhân.

Vén màn bí mật chương trình trí tuệ nhân tạo thăm dò tên lửa hạt nhân của Mỹ

Theo nhiều nguồn tin thu được, nếu nghiên cứu thành công, giống như hệ thống máy tính có thể tự tính toán với một dữ liệu lớn, bao gồm hình ảnh vệ tinh, tốc độ và độ chính xác vượt quá khả năng của con người để bắt tín hiệu chuẩn bị cho vụ phóng tên lửa.

Các nguồn tin cung cấp cho Reuters là từ các quan chức Mỹ yêu cầu trong điều kiện giấu tên.

Trước tiên, chính quyền Mỹ sẽ có thể theo đuổi lựa chọn ngoại giao, hoặc trong trường hợp một cuộc tấn công bất ngờ xảy ra, quân đội sẽ có thêm thời gian để đối phó với tên lửa trước khi chúng được phóng, và tất nhiên, sẽ tiến hành đánh chặn nếu kịp thời phát hiện.

“Chúng ta nên làm mọi thứ trong khả năng để tìm thấy tên lửa trước khi tên lửa phóng đi và cản trở quá trình tiếp xúc mặt đất”, một trong số các quan chức cho biết.

Các quan chức Mỹ và các tài liệu ngân sách cho biết, chính quyền Tổng thống Trump đề xuất hỗ trợ gấp ba lần ngân sách trong năm sau, dự kiến chi khoảng 83 triệu đôla cho riêng chương trình trí tuệ nhân tạo Al. Đề xuất này chưa từng được báo cáo trước đây.

Dữ liệu vẫn còn tương đối ít. Chính quyền Mỹ xác định tầm quan trọng trong việc nghiên cứu hệ thống chống tên lửa bằng chương trình Al vào thời điểm khi Mỹ đối mặt với các thách thức quân sự của Nga và gia tăng mối đe dọa vũ khí hạt nhân trong thời gian dài với Triều Tiên.

Một nguồn tin thân cận trong chương trình này cho biết, chương trình bao gồm dự án thí điểm tập trung đối phó với Triều Tiên. Washington đang gia tăng lo ngại về việc phát triển tên lửa di động của Bình Nhưỡng có thể “ẩn” tại đường hầm, trong rừng và hang động. Sự tồn tại dự án tập trung vào Triều Tiên hiện chưa từng báo cáo trước đây.

Trong khi dự án vẫn được giữ bí mật thì quân sự Mỹ đang tập trung vào chương trình Al. Chẳng hạn, Lầu Năm Góc đã tiết lộ sử dụng phương án Al nhằm xác định các đối tượng từ video thu thập trong chương trình máy bay không người lái.

Thêm vào đó, các quan chức Mỹ cho biết, việc chi tiêu cho phương án Al trong chương trình quân sự vẫn chưa đầy đủ.

Cuộc chạy đua vũ trang

Theo Reuters, Lầu Năm Góc đang trong cuộc đua đối phó với Trung Quốc và Nga nhằm tạo nên các hệ thống phức tạp có khả năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Nghiên cứu của Lầu Năm Góc về việc sử dụng phương án trí tuệ nhân tạo (Al) xác định các mối đe dọa tên lửa tiềm năng và theo dõi bệ phóng di động đang ở giai đoạn “trứng nước” được xem là một nỗ lực tổng thể.

Có nhiều thông tin chi tiết về nghiên cứu tên lửa trí tuệ nhân tạo Al. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ nói trên Reuters rằng, áp dụng vật mẫu (prototype) đưa vào trong hệ thống này nhằm theo dõi các bệ phóng tên lửa di động đã được đưa vào thử nghiệm trước đây trong quân đội Mỹ.

“Dự án này liên quan đến các nhà nghiên cứu tư nhân và quân sự tại Washington D.C. Điều này xoay quanh các tiến bộ công nghệ của công ty thương mại do quỹ đầu tư mạo hiểm của cộng đồng tình báo In-Q-Tel tài trợ”, các quan chức cho biết.

Để thực hiện nghiên cứu này, dự án đang khai thác dịch vụ đám mây thương mại của cộng đồng tình báo và nghiên cứu vật mẫu, bao gồm các dữ liệu tinh vi có thể nhìn xuyên qua các cơn bão và xâm nhập vào các tán lá.

Các tài liệu ngân sách xem xét kế hoạch mở rộng chương trình phóng tên lửa di động. Lầu Năm Góc sử dụng thuật ngữ 4+1 nhằm vào các đối tượng Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên và nhóm khủng bố.

Các nhà nghiên cứu sử dụng chương trình Al nhằm “săn” tên lửa và cảnh báo về khả năng rủi ro cao. Điều này có thể mang đến khủng hoảng hạt nhân và dẫn đến các lỗi do máy tính tạo ra.

Động thái trên có thể kích động một cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ nhân tạo với Nga và Trung Quốc và có thể là mối đe dọa trong nỗ lực cân bằng hạt nhân toàn cầu.

Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, Tướng John Hyten cho biết, một khi hệ thống trí tuệ nhân tạo Al kích hoạt, Lầu Năm Góc cần phải suy nghĩ về việc tạo ra các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo sinh mạng con người, kiểm soát tốc độ ra quyết định hạt nhân.

“Trí tuệ nhân tạo có thể giúp bạn leo lên nấc thang đó nhưng có thể phản tác dụng nếu bạn không đưa ra các biện pháp bảo vệ. Một khi bạn ở trên đó, mọi thứ sẽ bắt đầu di chuyển”, ông Hyten, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ nói trong cuộc phỏng vấn.

Các chuyên gia tại Rand Corporation – cơ quan nghiên cứu chính thức cho biết khả năng cao các quốc gia Trung Quốc và Nga có thể đánh lừa hệ thống săn tên lửa AI và che giấu tên lửa có thể tầm soát.

Tiến sỹ Steven Walker, giám đốc Cơ quan Các dự án Nghiên cứu Quốc phòng Cấp cao (DARPA) cho biết: “Lầu Năm Góc vẫn cần đội ngũ phân tích lại những kết luận được trí tuệ nhân tạo AI xử lý”.

Chính phủ Mỹ thời gian qua đã công khai thể hiện mong muốn ứng dụng AI vào quân sự. Lầu Năm Góc năm 2017 khởi động “Dự án Nhà thông thái”, ứng dụng AI vào chương trình máy bay không người lái. Công nghệ tích hợp khả năng phân tích hình ảnh và nhận diện mọi vật thể được ghi hình. Dù vậy, nhiều quan chức Mỹ cho rằng mức độ đầu tư cho nghiên cứu AI trong quân đội vẫn còn quá thấp.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/hiem-hoa-tu-nga-ven-bi-mat-chuong-trinh-do-tim-ten-lua-hat-nhan-cua-my-343159.html