Hiện tượng đa ối khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đa ối là hiện tượng thường xảy ra ở tuần thứ 30 của thai kỳ, bình thường lượng ối tiêu chuẩn khoảng 1 lít, nhưng khi nước ối vượt qua mức 2 lít, có nghĩa là thai phụ đang bị thừa nước ối.

Đa ối hay dư ối khi mang thai là tình trạng có quá nhiều nước ối bao quanh thai nhi trong tử cung. Nước ối được hình thành vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai và thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Theo đó, đa ối sẽ xảy ra vào khoảng 0,2 đến 1,6 phần trăm trường hợp mang thai. Đồng thời, hiện tượng này cũng rấy khó phát hiện, nhất là đối với những trường hợp nhẹ.

Thông thường, đa ối thường bắt đầu từ đau bụng, đau lưng, đau chân hoặc có cảm giác khó thở, sưng bàn tay, chân… nên khi thấy những hiện tượng này mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác si khi đi thăm khám định kỳ. Theo đó, bác sĩ có thể siêu âm để đo lường lượng nước ối trong tử cung và xác định mức độ "chỉ số nước ối" của bạn.

Đa ối khi mang thai cần được theo dõi cẩn thận để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Internet)

Bên cạnh đó, đa ối có thể không gây nguy hiểm nhưng cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước ối cũng có thể ẫn đến vỡ màng ối sớm dẫn đến sinh sớm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé và có thể gây dị tật xương. Đồng thời, đa ối còn dễ dẫn đến nguy cơ thai chết lưu và xuất huyết sau khi sinh con.

Nguyên nhân dẫn đến đa ối khi mang thai

Mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai có liên quan đến tình trạng đa ối.

Tình trạng đa ối cũng có thể xảy ra khi mẹ mang đa thai hoặc song thai bởi sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng.

Mẹ bầu mắc loạn tăng trương lực cơ. Tuy nhiên, trường hợp này lại khá hiếm gặp trong thai kỳ.

Có hiện tượng khác thường ở bào thai, khi đó bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối - đi tiểu, dẫn đến hiện tượng thừa nước ối. Theo đó, tình trạng này bao gồm những dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị, bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh). Khuyết tật cấu trúc hệ thống tiêu hóa (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hóa).

Đa ối thường gây nên các biểu hiện thai nghén như: khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phù chân, tĩnh mạch giãn. (Ảnh minh họa: Internet)

Thai nhi bị bất thường ở hệ thống thần kinh trung ương hoặc u mạch máu, có thể dẫn đến tình trạng đa ối.

Các bệnh lý gây viêm nội mạc tử cung và thương tổn bánh nhau. Ngoài ra, phù thai, thiếu máu ở bào thai, nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu mẹ con… cũng có thể dẫn đến tình trạng đa ối.

Bà bầu bị đa ối phải làm sao?

Khi bị đa ối, mẹ bầu nên đến thăm khám bác sĩ thường xuyên để được theo dõi cụ thể và lên lịch điều trị. Theo đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ bầu chọc ối để lấy ra bớt lượng chất lỏng dư thừa. Biện pháp này cũng chỉ giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng về hô hấp, nhưng đây chỉ là tạm thời.

Có thể dùng thuốc để giảm tình trạng sản xuất nước ối. Tuy nhiên, phương pháp này không thể làm ở tuần thai thứ 32 vì nó có thể gây nguy hiểm. Trong một số trường hợp có dấu hiệu sinh non, mẹ bầu có thể sẽ phải nhập viện trước kỳ hạn hoặc được chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn.

Nam Phong (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/hien-tuong-da-oi-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-c20a293302.html