Hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất năm 2018

Vào 13 giờ 30 giờ GMT (khoảng 20 giờ 30 giờ Việt Nam ngày 31-1), trăng sẽ tròn lần thứ 2 trong tháng dương lịch (trăng xanh), tiến đến điểm gần nhất với Trái đất trên quỹ đạo quay của Mặt trăng và sáng hơn 14% so với thông thường (siêu trăng), và đi vào vùng bóng của Trái đất (nguyệt thực toàn phần).

Cơ quan không gian Mỹ (NASA) gọi hiện tượng hiếm tối 31-1 sắp tới là “Super Blood Blue Moon”, ghép từ tên gọi của 3 hiện tượng trên.

Theo tính toán của Tạp chí Forbes, hiện tượng trăng xanh chỉ chiếm 3%; siêu trăng chiếm 25%; nguyệt thực toàn phần chiếm 5,6% số lần trăng rằm.

Như vậy, trên lý thuyết, tỷ lệ xảy ra 3 hiện tượng cùng lúc là 0,042% lần trăng rằm, đồng nghĩa 2.380 lần trăng tròn mới có, tức khoảng 265 năm 1 lần.

PHƯƠNG AN

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/hien-tuong-thien-van-hap-dan-nhat-nam-2018-497116.html