Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam tìm hiểu, đề xuất mở rộng địa bàn sản xuất SOBA tại Cao Bằng

Ngày 21/5, ông Matsuo Tomoyuki, Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam làm việc với tỉnh để tìm hiểu, đề xuất mở rộng địa bàn sản xuất SOBA (tam giác mạch) tại Cao Bằng.

Tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo, chuyên viên các sở: Ngoại vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các đại biểu dự buổi làm việc.

Các đại biểu dự buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, ông Matsuo Tomoyuki chia sẻ những thông tin về kế hoạch sản xuất SOBA. Theo đó, Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam kinh doanh mì SOBA tại Việt Nam từ 10 năm nay. Năm 2015, Hiệp hội nghiên cứu và sản xuất SOBA gắn với du lịch cánh đồng tam giác mạch tạo ra tài nguyên du lịch chính của tỉnh Hà Giang. Sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản từ năm 2022. Hiện nay, nhu cầu về mì SOBA nâu ở Nhật Bản rất cao, Hiệp hội đang xem xét mở rộng địa bàn sản xuất, mở rộng quy mô nhà máy và thiết lập hệ thống hậu cần tốt hơn, đồng thời tính đến kế hoạch bắt đầu sản xuất bên ngoài tỉnh Hà Giang và mở một cơ sở sản xuất lớn trong năm 2024.

Ông Matsuo Tomoyuki đánh giá Cao Bằng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với trồng tam giác mạch, đồng thời khá thuận tiện trong việc kết nối giao thông vận chuyển sản phẩm xuống cảng Hải Phòng. Ông đề xuất mở rộng sản xuất SOBA tại Cao Bằng nhằm mang lại thu nhập cho người nông dân trồng tam giác mạch cũng như thu nhập từ nông nghiệp gắn với du lịch cho người dân và doanh nghiệp làm du lịch địa phương.

Mong muốn thông qua dự án sẽ kết nối và kết nghĩa hữu nghị giữa tỉnh Cao Bằng với địa phương của Nhật Bản có điều kiện tương đồng; đồng thời mở rộng liên kết các tour du lịch trong tỉnh, liên tỉnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Ngoại vụ giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch bền vững, kinh tế cửa khẩu và một số chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của Cao Bằng. Đồng thời nhấn mạnh: Hiện nay, một số nơi tại tỉnh trồng hoa tam giác mạch để làm du lịch, trong đó, xã Đoài Dương (Trùng Khánh) cũng có sản phẩm tương mẹc cảng được sản xuất từ mạch. Về vấn đề kết nghĩa hữu nghị, hiện tỉnh đang kết nối để kết nghĩa với tỉnh ChiBa của Nhật Bản, mong muốn ông Matsuo Tomoyuki sẽ hỗ trợ thúc đẩy nội dung này. Về kết nối các tour trong tỉnh, liên tỉnh cũng được địa phương quan tâm nhằm nâng tầm ngành du lịch của tỉnh.

Các đơn vị thống nhất sau buổi làm việc đề xuất tham mưu UBND tỉnh về địa điểm phù hợp để Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam nghiên cứu triển khai các đề xuất mở rộng địa bàn sản xuấtSOBA (tại địa phương.

Vi Trường

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/hiep-hoi-am-thuc-nhat-ban-viet-nam-tim-hieu-de-xuat-mo-rong-dia-ban-san-xuat-soba-tai-cao-bang-3169392.html