Hiệu quả mô hình lúa - cá ở Yên Thắng

Xã Yên Thắng là địa phương đầu tiên của huyện Yên Mô được quy hoạch phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt xen lúa. Với ưu điểm dễ nuôi, vốn đầu tư ít, lại tận dụng được mặt nước của những vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả, mô hình lúa – cá ở Yên Thắng cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Mô hình lúa - cá của gia đình ông Nguyễn Văn Hữu, thôn Khai Khẩn, xã Yên Thắng.

Với ưu thế làvùng nuôi cá giống của tỉnh, xã Yên Thắng có tiềm năng lớn để phát triển nuôitrồng thủy sản, trong đó, nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xenkẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Nhiều năm qua, gia đình ông NinhĐăng Trình, ở thôn Vân Hạ là hộ đầu tiên trong xã thực hiện mô hình xen canhlúa – cá. Ông Trình cho biết: Năm 2003, gia đình tôi ra khu cánh đồng mới đâúthầu ruộng của xã để trồng lúa, nuôi cá. Thực hiện chủ trương dồn điền, đôỉthửa của xã, năm 2013, gia đình được xã quy hoạch diện tích đất lúa - cá là9.000 m2. Đối với khu đất gia đình ở, ngoài phát triển lúa - cá diện tích 7.400m2, gia đình canh tác trồng cây rau màu, trồng cây lưu niên, nuôi 700 vịt đẻ.Bình quân thu nhập từ mô hình mỗi năm đạt trên 100 triệu đồng, gấp 4-5 lần sovới trồng lúa.

Mô hình đa canhcủa gia đình anh Nguyễn Văn Hữu, thôn Khai Khẩn được xem là mô hình thành côngtrong chuyển đổi từ cấy lúa truyền thống sang mô hình lúa – cá và xen canh raumàu theo thời vụ tại xã Yên Thắng. Anh Hữu cho biết: Trước đây gia đình tôi làhộ nghèo của xã, khi có chủ trương dồn điền, đổi thửa, năm 2013, gia đình tôinhận 3 mẫu ruộng để phát triển kinh tế. Ngoài đầu tư 3 ao nuôi cá thương phẩm,gia đình còn dành 4 sào ao ương cá giống, từ đó có thể tự cung, tự cấp nguồngiống cá. Bên cạnh đó, trên nền đất quanh ao, tôi cấy lúa, trồng rau má, trồngmướp, bí theo thời vụ. Trung bình 1 năm thu lãi 200 triệu đồng, gia đình đãthoát nghèo bền vững.

Trao đổi với đồngchí Đỗ Đình úy, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng được biết: Nuôi cá nước ngọttrong ruộng lúa là phương thức xen canh nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diệntích canh tác. Từ ưu thế có ao cá giống của tỉnh, năm 2014, xã bắt đầu triểnkhai mô hình nuôi cá nước ngọt với 22 ha, ở xóm 4, sau đó nhân rộng ra nhữngvùng trũng cấy lúa kém hiệu quả. Đến nay, xã đã mở rộng được 120 ha diện tíchlúa – cá, với 86 hộ thực hiện, trong đó tập trung ở xóm 4, tuyến đường Tông,Cửa Đình và khu chăn nuôi tổng hợp của xã.

Để mô hình đạthiệu quả, xã Yên Thắng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các lớp tập huấnchuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nước sạch sinh hoạt cho các hộ thực hiệnmô hình để làm thay đổi tư duy nuôi trồng cũ của người dân như nguồn nước ônhiễm, không áp dụng KHKT trong nuôi thả cá.

Với sự quan tâmcủa các cơ quan chức năng, mô hình lúa – cá của xã Yên Thắng đã có những thànhcông nhất định, tạo được sự tin tưởng cho người sản xuất bởi giảm chi phí đâùtư, giá trị kinh tế, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, cho thu nhập trên 100triệu đồng/ha/năm.

Cũng theo đồngchí Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục chuyển đôỉmột số vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá để nâng cao thunhập. Đảng ủy, UBND xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về vùng lúa – cá để cócơ chế hỗ trợ riêng. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền một số mô hình chuyển đôỉhiệu quả trên địa bàn nhằm gia tăng mô hình lúa - cá lên 150ha. Địa phương cũngđã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền quan tâm đến hệ thống đường, điện chovùng sản xuất lúa – cá của xã để mở rộnggiao thương.

Bài, ảnh: Hồng Vân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/hieu-qua-mo-hinh-luaca-o-yen-thang-20181126082841522p2c20.htm