Hình ảnh chân thực nhất về quái vật điên sống 79,5 triệu tuổi

Một loài động vật có vú ngang cơ khủng long được phát hiện dưới lòng đất hé mở lịch sử thế giới mới ít người biết đến.

Bộ xương của loài động vật có vú cổ đại sống giữa bầy khủng long cuối cùng trên Trái đất được mệnh danh là quái thú điên vừa được phát hiện, chúng sống giữa loài khủng long cuối cùng đi bộ trên Trái đất.

Hóa thạch gần 80 triệu năm tuổi mang đến nhiều bất ngờ cho giới khoa học.

Cá thể động vật có vú mới phát hiện dài đến 61cm và nặng khoảng hơn 3 kg. Tại thời điểm bị chết và hóa thạch, con vật chưa đến tuổi trưởng thành do vậy kích thước thực tế của loài này có thể lớn hơn rất nhiều.

Bộ xương hóa thạch hoàn hảo như một xác ướp và hình ảnh phục dựng - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Chúng giống một con hải ly hoặc chuột lang nước nhỏ, có 2 chân sau dài; 2 chân trước giống như chân chó hoặc mèo.

Các nhà nghiên cứu đặt tên cho nó là Adalatherium hui theo tiếng Malagasy có nghĩa là "điên khùng", theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là quái thú.

Điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là Adalatherium có cơ thể kỳ lạ, những chiếc răng kỳ lạ và những lỗ hổng quái dị trong hộp sọ.

Họ mô tả rằng sinh vật có bề ngoài giống con lửng, có ba chiếc răng nanh cong lớn phía trước, đuôi ngắn, mập mạp và một bộ dây thần kinh lớn trong miệng - đặc điểm thường thấy ở động vật đào hang.

Giáo sư David Krause nói: "Răng cửa gồm hai cái ở phía trên và một cái ở phía dưới của sinh vật rất lớn và chỉ có một bên men răng. Chúng tôi tin rằng cặp răng dùng để gặm nhấm và cắt thức ăn chủ yếu là thực vật. Nói cách khác, Adalatherium có khả năng là một loài ăn thực vật. Dựa trên hộp sọ lớn, chúng tôi cho rằng nó có thể là một thợ đào hang giỏi. Một số đặc điểm của nó giống con lửng ví dụ như chân sau mạnh mẽ, cái đuôi ngắn, mập mạp".

Phát hiện mới thật kỳ lạ so với bất kỳ động vật có vú đang sống hay đã tuyệt chủng nào khác, nó đã bẻ cong và thậm chí phá vỡ nhiều quy tắc sinh vật cổ đại, khiến cho việc nghiên cứu sự phát triển của sinh vật vô cùng khó khăn.

Năm 1999, mẫu vật hóa thạch được tìm thấy tại lưu vực Mahajanga ở phía tây bắc Madagascar.

Đây là hóa thạch gần như hoàn chỉnh đầu tiên của một loài động vật có vú phát hiện ở Gondwana - một siêu lục địa phía nam cổ đại từng bao gồm Ấn Độ và châu Phi trong thời kỳ khủng long.

Nhưng vì những đặc điểm kỳ lạ và độc đáo của nó, hóa thạch không được phân loại trong gần 20 năm. Sau này, các nhà khoa học đã xác định Adalatherium thuộc về một nhóm Gondwanatheria, chỉ có hàm, răng và 1 hộp sọ độc lập.

Con vật đã chết trong một trận lở đất và bị chôn vùi dưới lớp bùn ướt do vậy bộ xương của nó còn khá nguyên vẹn.

Theo giáo sư Krause, Adalatherium là một "liên kết bị thiếu" trong quá trình tiến hóa của động vật có vú.

Bộ xương gần như hoàn chỉnh là một may mắn cho các nhà khoa học nghiên cứu sự tiến hóa của động vật có vú ở bán cầu nam vốn từng ít được biết đến.

Ông và các cộng sự tin rằng hình dạng của Adalatherium có thể xuất phát từ thực tế Madagascar là một hòn đảo biệt lập. Vì vậy, về cơ bản, đây có thể là ví dụ về cái mà chúng ta gọi là địa sinh học đảo hay tiến hóa đảo.

Theo các nhà khoa học, những nơi biệt lập trong thời gian dài thường tạo ra các kết quả độc đáo trong sinh học.

Madagascar tách ra khỏi Ấn Độ và chưa bao giờ đến được châu Phi trong suốt hành trình 100 triệu năm của nó.

Minh Anh (Nguồn Science Alert)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/hinh-anh-chan-thuc-nhat-ve-quai-vat-dien-song-795-trieu-tuoi-a474047.html