Hình ảnh: Giao lưu trực tuyến 'Những điểm mới Bộ luật Lao động có hiệu lực từ 01/01/2021'

Sáng nay (28/5) tại Hội trường Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội, báo Lao động Thủ đô phối hợp cùng Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề 'Những điểm mới Bộ luật Lao động có hiệu lực từ 01/01/2021'.

Với sự tham gia giao lưu, trả lời câu hỏi trực tiếp của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, buổi giao lưu trực tuyến sẽ góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, đặc biệt là kiến thức về những điểm mới của Bộ luật lao động bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 cho các doanh nghiệp, cơ quan và công nhân viên chức lao động...

Thông qua buổi giao lưu cũng giúp tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về lao động, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Các đồng chí lãnh đạo tặng hoa chuyên gia tham gia giao lưu trực tuyến

Các đồng chí lãnh đạo tặng hoa chuyên gia tham gia giao lưu trực tuyến

8h15: Bắt đầu buổi giao lưu

Các đại biểu tham dự buổi giao lưu

Dự buổi giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Vũ Mạnh Tiêm – Phó Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Ngô Văn Tuyến, Ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; Lê Thị Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Hồ Minh Tâm - Trưởng phòng Đoàn thể, Ban Dân vận Thành ủy; Vũ Hà – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội; Nguyễn Quốc Thế - Phó trưởng Ban chính sách pháp luật Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam; Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội; Nguyễn Minh Hoàng – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội.

Buổi giao lưu có sự tham dự của hơn 200 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động của các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội.

8h20: Phát biểu khai mạc

Bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Với mong muốn giúp người lao động, người sử dụng lao động có thêm kiến thức về những điểm mới của Bộ Luật Lao động, báo Lao động Thủ đô tổ chức buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia của các chuyên gia là Luật sư của đoàn Luật sư Hà Nội, cán bộ của Bảo hiểm xã hội Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố, là những người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực Lao động, đang tham gia giải quyết trực tiếp các vấn đề liên quan đến Bộ luật Lao động.

Phát biểu tại chương trình, bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội cho hay: Buổi giao lưu trực tuyến sẽ trang bị thêm kiến thức vốn rất rộng lớn cho người sử dụng lao động, cho cán bộ công đoàn và đặc biệt công nhân lao động của ngành hiểu rõ, thực hiện tốt, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, ổn định quan hệ lao động để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế xã hội của ngành và thành phố.

8h45: Lãnh đạo cấp trên phát biểu chỉ đạo

Ông Ngô Văn Tuyến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố ghi nhận, biểu dương những cố gắng, nỗ lực của báo Lao động Thủ đô, Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội và các cấp Công đoàn đã tích cực phối hợp tổ chức nhiều buổi giao lưu trực tuyến có ý nghĩa thiết thực, cung cấp kiến thức pháp luật cho người lao động. Theo đồng chí Ngô Văn Tuyến, ở góc độ người sử dụng lao động, việc nắm rõ và triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động cũng là điều cần thiết, từ đó mới có thể động viên, giữ chân được người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

8h50: Bắt đầu phần hỏi đáp

(Phần trả lời của chuyên gia xin mời bạn đọc xem trực tuyến nội dung tại đây)

Trả lời những thắc mắc trực tiếp của công nhân lao động cũng như bạn đọc trực tuyến qua Internet có các chuyên gia: ông Tạ Văn Dưỡng – Trưởng Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu – Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Luật sư, thạc sĩ Nguyễn Văn Hà – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Chị Trần Thị Lan Anh (Thanh tra Sở Giao thông Vận tải) hỏi: Bạn tôi làm việc tại một công ty du lịch, đã tham gia bảo hiểm xã hội được 2 năm. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bạn tôi phải tạm ngưng thực hiện Hợp đồng Lao động, nghỉ việc không lương. Xin hỏi để được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn do đại dịch Covid-19 bạn tôi cần đáp ứng được yêu cầu gì?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời

Buổi giao lưu nhận được rất nhiều câu hỏi của người lao động trực tiếp từ hội trường và câu hỏi của bạn đọc gửi qua hệ thống trực tuyến

Chị Khúc Hồng An (Công ty cổ phần công trình giao thông) hỏi: Hiện nay, lao động nữ chúng tôi được nghỉ hưu khi đủ 50 tuổi và 25 năm công tác, tôi xin hỏi từ 2021 thì chế độ nghỉ hưu thay đổi thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời

Chị Hàn Ngọc Yến (Công ty cổ phần công trình giao thông Hà Nội) hỏi: Do gia đình tôi chuyển chỗ ở nên tôi muốn đăng ký thay đổi khám chữa bệnh ban đầu. Cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu sẽ được thực hiện vào đầu quý sau. Cơ quan Bảo hiểm xã hội trả lời như vậy có đúng không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời câu hỏi của một bạn đọc gửi qua hệ thống trực tuyến: Xin các chuyên gia làm rõ hơn quy định về thời gian nghỉ giữa giờcủa người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019?

Chị Trần Thị Minh Khuê (Trung tâm Quản lý và điều hành Giao thông đô thị) hỏi: Tôi có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội khi tôi vừa ký thử việc 2 tháng không?

Bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội; chuyên gia Tạ Văn Dưỡng và chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời.

Chị Nguyễn Thị Phương (Nhân viên kế toán, bảo hiểm) hỏi: Theo tôi biết thì khi doanh nghiệp dù ký hợp đồng lao động 1 tháng với người lao động cũng phải đóng bảo hiểm xã hội. Điều này có đúng theo quy định của luật không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời

9h30: Giao lưu công nhân lao động

Ông Nguyễn Quốc Thế - Phó trưởng Ban chính sách pháp luật Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam trao quà cho các cán bộ viên chức lao động trả lời câu hỏi đúng của Ban tổ chức

Ông Nguyễn Minh Hoàng – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội trao quà cho người lao động trả lời câu hỏi đúng

9h50: Tiếp tục phần hỏi đáp

Chị Nguyễn Thị Mai (Công ty cổ phần Công trình Giao thông 2) hỏi: Đợt dịch Covid-19 vừa qua, công ty không trả lương và viện dẫn lý do vì dịch bệnh, không làm ra sản phẩm thì việc làm trên đúng hay không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời

Ông Vương Danh Tưởng (Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Giao thông Hà Nội) hỏi: Thuế Thu nhập cá nhân năm 2021 sẽ thay đổi ra sao. Về mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ thay đổi như thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời

Anh Quách Văn Huy (Công ty cổ phần công trình giao thông Hà Nội) hỏi: Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Hiện tại, tôi không còn có khả năng trả lương cho người lao động, tôi có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hay không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời

Anh Lương Ngọc Khánh (Công ty Cổ phần công trình giao thông Hà Nội) hỏi: Trường hợp người lao động đến tuổi nghỉ hưu, nhưng có sức khỏe tốt và có nhu cầu tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp thì theo quy định mới của Bộ luật Lao động sửa đổi, người lao động đó có thể tiếp tục ký tiếp hợp đồng lao động với doanh nghiệp không?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời

Chị Lê Thị Hoàng Oanh (Thanh tra sở Giao thông vân tải) hỏi: Tôi có một người anh họ, năm 2016, anh được giám định mức thương tật và suy giảm khả năng lao động là 30%. Anh đã được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần. Tuy nhiên, đến nay anh lại có dấu hiệu tái phát. Gia đình mong muốn cho anh đi giám định lại. Vậy tôi muốn hỏi, gia đình có quyền yêu cầu giám định lại cho anh hay không? Nếu khi giám định lại, mức thương tật và suy giảm khả năng lao động trên 30% thì anh sẽ được hưởng chế độ như thế nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời

Bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô tặng quà cho cán bộ trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội trao quà cho cán bộ trả lời đúng câu hỏi giao lưu

Chị Phạm Thị Thu hỏi: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến doanh thu giảm, trong tháng 3 người lao động công ty thực hiện cắt giảm nhân sự, giảm dần việc làm, người lao động chỉ đi làm dưới 14 công/tháng. Đến tháng 4 công ty cho người lao động phải tạm nghỉ việc không lương, đơn vị dừng sản xuất kinh doanh. Vậy doanh nghiệp có được hưởng trợ cấp trong gói 62.000 tỷ không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời

10h30: Bế mạc

Nhóm PV

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/hinh-anh-giao-luu-truc-tuyen-nhung-diem-moi-bo-luat-lao-dong-co-hieu-luc-tu-01012021-108749.html