Ho có đờm khi mang thai phải làm sao?

Trong quá trình mang thai sức đề kháng của bà bầu rất kém dễ mắc phải một số chứng bệnh thông thường như, ho, cảm mạo…

Theo các chuyên gia tai mũi họng việc người bình thường bị ho thường gây rát cổ họng mệt mỏi, khó chịu, những phụ nữ mang thai khi mắc phải chứng bệnh này còn khó chịu hơn rất nhiều, bởi khi bị ho không chỉ gây khó chịu thông thường như gây rát cuống họng, mệt mỏi, khó ở mà còn có nguy cơ bị đau quặn bụng, nguy hiểm hơn là sinh non nếu cơn ho quá mạnh và kéo dài.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ có thai bị ho trong đó phải kể đến sự thay đổi nột tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao.

Ngoài ra, ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại bệnh, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai lại không được tùy tiện sử dụng thuốc vì dễ để lại di chứng không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi sau này. Chính vì vậy, khi bị ho các mẹ nên thử sử dụng những bài thuốc dân gian được truyền lại để điều trị. Các bài thuốc dân gian cực dễ kiếm, cách làm đơn giản và cũng vô cùng an toàn cho cả mẹ và bé. Một số bài thuốc điều trị ho như sau:

Tinh bột nghệ

Nửa thìa tinh bột nghệ, một chút muối và nửa cốc nước nóng. Khuấy đều uống ngày 1 lần lien tục trong 3 ngày, đảm bảo rất hiệu quả. Hoặc nếu bị đau họng do ho thì bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

Quất mật ong

Thái lát mỏng 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khan tiếng.

Vở quýt

Vở quýt hay còn gọi là trần bì sau khi ăn quả quýt xong, phần vỏ nên giữ lại dùng làm nguyên liệu trị ho cho bà bầu. Bằng cách cho vỏ quýt vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ lượng bằng nhau và vừa đủ để dùng trong ngày. Sau đó rưới thêm khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Lê chưng đường phèn

Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu…

Bên cạnh việc dùng những phương pháp dân gian trị ho thì mẹ bầu chúng ta cũng nên kiêng những thực phẩm làm cho bệnh ngày càng nặng hơn như :

– Thực phẩm để lạnh: Không nên ăn thực phẩm lạnh khi bị ho vì khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

– Quả quýt: Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

– Thuốc lá: Phụ nữ mang thai phải đoạn tuyệt với thuốc lá, bởi trong khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hóa học (4.000 chất), trong đó có 43 chất gây ung thư, hắc ín, cacbonmoncit, nicotin… ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là phổi và thanh quản. Vì vậy kể cả môi trường nào có người đang hút thuốc hoặc vừa hút thuốc xong bạn cũng cần phải tránh xa.

Theo SUCKHOE

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/ho-co-dom-khi-mang-thai-phai-lam-sao-249263.html