Hồ sơ điệp viên Thụy Sĩ Jakob Leonhard

Jakob Leonhard làm gián điệp cho Đức Quốc Xã (ĐQX). Khi họ nhận ra rằng thông tin mà Jakob cung cấp đã bị phía Thụy Sỹ đóng dấu cao su, thế là mạng sống anh ta như chỉ mành treo chuông.

Những tháng tù đày đã không mang lại cho Jakob Leonhard sự bình yên lẫn sáng suốt, thứ đó đã rình rập tâm trí ông bởi vì như Jakob đã viết trong hồi ký của mình: “Tôi muốn chứng tỏ rằng một “Spanienfahrer” (người tình nguyện chiến đấu ở Tây Ban Nha) không nhất thiết phải là một công dân Thụy Sỹ tồi - hoặc ngược lại!”. Nhưng làm thế nào Jakob có thể chứng minh được điều đó khi mà gã đã bị cấm nhập ngũ và chiến tranh đang bùng nổ? Jakob Leonhard dường như đang cấp tập chuẩn bị để tóm bắt bất kỳ cơ hội nào khi gã xuất hiện, ngay cả khi đó chỉ là một cuộc rượt đuổi ngỗng trời với kết quả không mấy chắc chắn. Thế rồi năm 1941, cơ hội cho Jakob cuối cùng cũng đến.

Biên giới Thụy Sỹ năm 1943. Ảnh nguồn: Keystone.

“Emil bảnh trai” - một đồng nghiệp cũ đã chuyển tới Đức và gây dựng sự nghiệp ở đó với tư cách là một thành viên ĐQX trung thành, đã bắt liên lạc với Jakob trong những hoàn cảnh mơ hồ. Emil có một nhiệm vụ bí mật. Anh ta đang tìm cách chiêu mộ các điệp viên nhằm tăng cường sức mạnh cho mạng lưới gián điệp Đức ở Thụy Sỹ. Bị quê hương xem thường vì không có bất kỳ định hướng thực tế nào, dường như Jokob Leonhard đã tiếp cận Emil dưới tư cách là một ứng viên. Và do đó trong một buổi tối mùa hè ấm cúng bên những ly vang và rượu schnapp ồ ạt rót, hai người đàn ông cùng đi đến một thỏa thuận bất chấp sự dè dặt ban đầu của Jakob rằng có thể sẽ bị khép tội phản quốc. Rất nhanh sau đó, Jakob Leonhard đã có thị thực Đức và bỏ túi 500 franc.

Gia nhập SS

Đầu năm 1942, “Hiệp ước với Satan” của Emil đã đưa Jakob Leonhard đến thẳng Strasbourg, nơi Jakob khấp khởi chờ đợi tại khách sạn Graf Zeppelin sang trọng, cùng sự háo hức được cấp một khoản tiền lớn cùng các khẩu phần lương thực. Từ đó, trong chuyến hành trình của mình, đồng hành cùng với “Bác sĩ Martin” nào đó (người quản lý của anh ta) đến Stuttgart, nơi mà dưới sự chứng kiến của các quan chức cấp cao hơn, những điều khoản của Jakob bao gồm những hoạt động mật của anh ta cùng thù lao và lời tuyên thệ với SS, đã được chấp thuận. Kết luận trong cuốn hồi ký của Jakob Leonhard có đoạn: “Vì lẽ vậy tôi phải tuân theo thiết quân luật Đức. Việc gia nhập SS của tôi không còn ý nghĩa nào khác”. Được trang bị các mệnh lệnh cùng các địa chỉ mật Basel, Jakob Leonhard bắt đầu chuyến đi trở lại Thụy Sỹ. Như thường lệ tại thời điểm đó, sau khi nhập cảnh, Jakob được đưa tới văn phòng quân sự để báo cáo về chuyến sang Đức của mình.

Hình ảnh của điệp viên kép Jakob Leonhard sau khi ông trở về Thụy Sỹ vào năm 1945.

Jakob Leonhard - người háo hức chứng tỏ bản thân với Thụy Sỹ - đã tóm lấy cơ hội bằng cả hai tay và tiết lộ sứ mệnh của mình trước mặt viên chỉ huy (Đại úy) có mặt tại đó. Cùng ngày hôm đó, từ Zurich, người Đức đã nhất trí với Jakob rằng kể từ nay trở đi gã sẽ làm người cung cấp thông tin cho cơ quan tình báo, quan sát và lắp ghép thông tin về các hoạt động gián điệp Đức ở Thụy Sỹ. Jakob Leonhard giờ đây chính thức là một điệp viên kép. Hồi ký của Jakob viết về thời khắc đó: “Tôi ngập tràn hạnh phúc và vui sướng hơn từ trước giờ. Thậm khó khi phải đứng ngoài lề suốt bao năm qua, trong khi Thụy Sỹ đang gặp nguy hiểm. Giờ đây, một lần nữa, tôi có nhiệm vụ để làm, một nhiệm vụ đầy gay cấn nhưng rất quan trọng”. Từ thời khắc đó trở đi, Jakob thốt nhiên nhận rõ lằn ranh giữa người quản lý Thụy Sỹ của mình cùng những mệnh lệnh mà anh ta được yêu cầu phải chuyển giao, ban đầu là thông qua một hòm thư, và rất nhanh chóng thông qua người trung gian Emil Bernauer: một nhân viên hỏa xa Đức (làm việc ở ga đường sắt Badischer Bahnhof) ở Basel.

Tại Stuttgart, công việc của Jakob được đánh giá cao, và người ta không có ý kiến về những bí mật quân sự do điệp viên Leo (Jakob) chuyển giao đã được dán tem cao su ở Zurich. Nhiệm vụ của Jakob còn bao gồm theo đuôi các điệp viên Đức - những người cũng đang hoạt động trong các tuyến Thụy Sỹ khác ở Thụy Sỹ. Rất nhanh chóng Jakob đã tung các xúc tu thâm nhập vào mọi ngóc ngách của mạng lưới gián điệp. Anh ta tìm ra mọi cách và phương tiện để bí mật cập nhật thông tin cho phe Thụy Sỹ bí mật của mình. Đó là một hành động cân bằng tinh tế (trong một hệ thống luôn nghi ngờ lẫn nhau giữa các điệp viên Đức) Jakob luôn chuẩn bị sẵn sàng làm “khô” bản thân bất kỳ lúc nào. Hồi tháng 9/1943, người trung gian Emil Bernauer cùng tuyến của Bernauer bị bắt tại trận ở Basel. Jakob Leonhard được triệu hồi đến Strasbourg (Pháp) để báo cáo tình hình. Jakob đã cố gắng bác bỏ những hoài nghi ban đầu rằng chính mình là người đã “thổi còi”. Song lòng trung thành của Jakob lúc này đã bị nghi hoặc.

Tháng 8/1944, phiên tòa xét xử Jakob Leonhard diễn ra ở Zweibrucken (Đức). Ảnh: Swiss Federal Archives.

Chuyến vượt biên vào tháng 1/1944 được cho là khiến gã chui đầu vào cửa tử. Như thường lệ “sự trở về” của Jakob được tung hô ăn mừng trong vòng tay những nhân vật “máu mặt” của Gestapo cùng những con hàu ngon miệng đến từ Pháp. Nhưng ngay giữa đêm đó (hồi ký của Jakob viết) họ tấn công tôi như những con thú. Tôi chảy máu mồm và mũi, mặt sưng tấy và biến dạng. Tay chân không thể cử động được”. Jakob Leonhard bị kéo đến trụ sở Gestapo ở Strasbourg. Hồi ký của Jakob viết: “Chỉ huy Gestapo gầm lên: “Mày là thằng phản bội! Chúng tao đã mất đi những người giỏi nhất ở Thụy Sỹ - còn mày vẫn đang lẩn trốn. Mày giải thích thế nào?”. Sau đó điệp viên kép nhớ lại: “4 tay sĩ quan SS, những kẻ lực lưỡng thô bạo, mặc quần ống túm và đi những chiếc ủng nặng nề, kéo vô phòng. Tôi bị giải tới Kehl với tốc độ chóng mặt. Cuộc tiếp đón chính thức diễn ra tại buồng giam số 29. Khi gã cai ngục biết tôi là người Thụy Sỹ, y gầm lên: “Thằng cặn bã Thụy Sỹ bẩn thỉu”. Thử thách chưa kết thúc.

Con khỉ đột với bàn chân to lông lá (cách mà Jakob ám chỉ viên cai ngục) đang chuẩn bị giơ chân và nắm đấm để tra tấn gã. Hắn ta gằn giọng: “Mày không phải là thằng nước ngoài đầu tiên bị đập chết ở đây, mày đáng bị xử!”. Những ngày sau đó, Jakob Leonhard liên tục bị lôi kéo để thẩm vấn. Hồi ký của ông viết: “Mặt và thân thể tôi sưng tấy. Đau đớn tột cùng”.

Thoát chết ngoạn mục

Ngày 22/8/1944, Jakob Leonhard bị giải ra trước các thẩm phán của Tòa án ĐQX. Phiên xử diễn ra chóng vánh. Luật sư bào chữa của ông giữ im lặng. Bản án là một kết luận bị bỏ qua: Tử hình bằng hình thức chặt đầu, được tiến hành ngay lập tức! Jakob cố gắng mua thời gian. Có 2 lần ông tự rạch cổ tay mình và bị phát hiện đang trong tình trạng nửa sống nửa chết trong xà lim, và lần đó trở đi ông bị buộc mặc một cái áo bó để “an toàn cho bản thân”. Hồi ký Jakob viết: “Trong xà lim, tay chân tôi bị trói nghiến vào những chiếc vòng đặt trên sàn nhà, đến nỗi tôi ngồi đó như một thiền sư khổ hạnh ngay giữa phòng. Thức ăn được mang đến tưởng như thứ nước luộc từ nước thải bẩn thỉu. Tên cai ngục quẳng nó trong phòng giam, tôi buộc phải liếm nó trên sàn nhà bẩn thỉu… Suốt một tuần, tôi phải đi vệ sinh tại chỗ. Một ngày nọ, tôi nghe tiếng một bạn tù nói khe khẽ: “Can đảm lên, người Thụy Sỹ! Ngẩng mặt lên, Metz (ám chỉ nước Pháp) đã thất thủ - người Mỹ đang đến!”. Tin này khiến tôi phát điên. Tôi mơ thấy lạc đà, thịt bò bắp và bánh quy sang trọng.

Mỗi ngày, Jakob Leonhard nghe được tin những bạn tù khác bị “thanh lý”. Mạng sống của ông như chỉ mành treo chuông. Nhóm tác giả viết bài này đã tìm thấy một lá thư đề ngày 9/1/1944 từ Bộ Ngoại giao ở Berlin gửi đến Tòa công sứ Thụy Sỹ rằng tại sao án tử hình của Jakob chưa được thực thi? Rõ ràng là chính quyền Bern đang cầu thay đổi cho Jakob Leonhard chỉ vài tuần trước đó, có lẽ là một phần của kế hoạch trao đổi điệp viên mà phía Đức chắc hẳn có lợi, bởi vì án tử hình của Jakob sẽ được dỡ bỏ trong vài ngày tới. Điệp viên kép là tài sản thế chấp rất có giá trị. Đó là nơi để Jakob Leonhard bắt đầu chặng hành trình gian khổ xuyên qua một nước Đức đang trong thời kỳ tan rã. Ông đã di chuyển trong 2 tuần mà không hề được bảo vệ trước các cuộc không kích cho tới khi cuối cùng đặt chân tới Hồ Constance (tiếp giáp Đức, Áo, Thụy Sỹ).

“Điểm hẹn của các điệp viên”: nhà ga đường sắt Badischer Bahnof ở Basel (Thụy Sỹ). Ảnh nguồn: Swiss National Museum.

Hồi ký của Jakob viết: “Tại Bregenz, lần cuối cùng tôi trải qua sự tàn ác và chuyên quyền không kiểm soát của cai ngục ĐQX. Ngay cả trong giai đoạn cuối này, khi đã bại trận, bọn Đức không hề tỏ ra một chút cam chịu nào giữa các tên cai ngục hung ác. Trên bó rơm hôi hám của mình, nơi cách biên giới Thụy Sỹ chỉ vài cây số, tôi đang tự hỏi 1.000 lần không biết cái thứ quái quỷ này khi nào sẽ kết thúc? Sau vài ngày đau khổ ở Bregenz, Jakob được đưa ra khỏi xà lim và mang tới một văn phòng nằm ngay trong khối nhà tù. Tôi được chào mừng bằng thứ tiếng Đức - Thụy Sỹ: “Tôi tin đây là Leonhard. Ông có biết rằng mình đã được tự do không? Đi với tôi, xe tôi đỗ ngoài kia. Tôi sẽ chở ông đến biên giới”. Jakob Leonhard đã công bố câu chuyện đời mình với tựa đề “Đời tôi, điệp viên Gestapo trong phản gián Thụy Sỹ”. Ngay trong thời hậu chiến, người ta rất quan tâm đến những câu chuyện đời thực từ nền “Đệ Tam đế chế”, vì thế mà cuốn sách của Jakob bán đắt như tôm tươi.

Danh dự của Jakob cũng được phục hồi: tình trạng quân nhân nhục nhã của ông đã được đảo ngược hoàn toàn chiếu theo quyết định của Hội đồng liên bang Thụy Sỹ. 6 tháng sau đó, Bộ tổng tham mưu Thụy Sỹ ra sắc lệnh thanh toán cho ông “khoản bồi thường danh dự” cho những năm tháng bị cầm tù ở Đức là 6.000 franc Thụy Sỹ. Nếu không có sự giúp đỡ của ngoại giao mật, có lẽ Jakob Leonhard đã trả giá cho mạng sống bởi trò chơi nguy hiểm của mình. Không dừng ở đó, Jakob tiếp tục đấu tranh với chính phủ liên bang để đòi mức bồi thường cao hơn.

Người trung gian của Jakob Leonhard tại Badischer Bahnhof là Emil Bernauer đã bị án giam 20 năm tù và sau đó bị trục xuất khỏi đất nước. Người cung cấp thông tin siêng năng nhất của Emil là một người Thụy Sỹ tên là Samuel Pluss, đã bị đưa ra trước tòa án binh và bị xử bắn vì tội phản quốc, và bản án đã được thực thi. Một bí mật mà sau này người ta mới biết là người vợ của Emil Bernauer đã tố giác hành tung của Jakob. Năm 1943, người đàn bà này đã tìm đến “sào huyệt” của Gestapo ở Strasbourg và buộc tội Jakob để trả thù vì đã tố cáo chồng mình. Năm 1945, Alma Gysin bị tuyên án 1 năm tù ở Basel. Dù có nguồn gốc Thụy Sỹ, nhưng sau khi hết thời gian thi hành án tù, bà Alma vẫn phải sống lưu vong suốt 12 năm trước khi được phép hồi hương.

Văn Chương (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/ho-so-diep-vien-thuy-si-jakob-leonhard-i708071/