Hoa Kỳ tăng cường bảo hộ và hỗ trợ phát triển bền vững đa dạng sinh học Việt Nam

Một trong những nỗ lực mà Đại sứ quán Hoa Kỳ đang thực hiện là giúp Việt Nam tăng cường thúc đẩy công tác bảo hộ và phát triển bền vững, hợp tác với các cộng đồng địa phương để bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam.

Với sự đa dạng về động, thực vật, Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là Trung tâm đa dạng sinh học của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loài thực vật của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN). Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

Mới đây, trong chuyến công tác tại tỉnh Lào Cai, trao đổi về tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, theo Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên Nguyễn Hữu HạnhVườn được Quỹ môi trường toàn cầu xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam.

Đồng thời, Vườn Quốc gia Hoàng Liên có giá trị phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hồng, sông Đà và giữ vai trò quan trọng cung cấp nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ lưu.

 Vườn quốc gia Hoàng Liên là Trung tâm đa dạng sinh học của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loài thực vật của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN).

Vườn quốc gia Hoàng Liên là Trung tâm đa dạng sinh học của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loài thực vật của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN).

Vườn Quốc gia Hoàng Liên có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, cao nhất là đỉnh Fansipan 3.143m được ví như “nóc nhà” Đông Dương. Hệ thực vật tại vườn mang đặc trưng các yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới.

Hiện vườn có khoảng 2.847 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 147 loài trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới; số loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam.

Vườn quốc gia Hoàng Liên có 555 loài động vật có xương sống trên cạn; trong đó, có 60 loài động vật quý, hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 33 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới.

Đại sứ Marc Knapper nhấn mạnh, một trong những nỗ lực mà Đại sứ quán Hoa Kỳ đang thực hiện là giúp Việt Nam tăng cường thúc đẩy công tác bảo hộ và phát triển bền vững, hợp tác với các cộng đồng địa phương để bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam.

Đại sứ khẳng định Việt Nam và Hoa Kỳ có điểm chung là đều có hệ thống Vườn quốc gia rất lớn. Hai bên đều đang nỗ lực để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn di sản, di tích lịch sử trong các Vườn Quốc gia.

Để đạt được mục tiêu kép, vừa bảo tồn, vừa phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người dân địa phương trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học; tập trung nghiên cứu bảo tồn các loài đặc hữu, quý, hiếm, lựa chọn nghiên cứu phát triển nguồn gen các loài dược liệu có giá trị kinh tế.

Đồng thời, duy trì và mở rộng sản xuất giống các loài hoa lan, cây dược liệu, cây lâm nghiệp cảnh quan cung cấp cho người dân trồng để phát triển kinh tế hộ gia đình và phục vụ các công trình cảnh quan đô thị; thực hiện tốt việc giao khoán bảo vệ rừng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng dân cư các thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân trên địa bàn tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về du lịch sinh thái cho người quản lý, người hướng dẫn du lịch, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư trên địa bàn về du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường…

Vườn Quốc gia Hoàng Liên có diện tích 29.845 ha được chia làm các phân khu: Phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt (11.800 ha); Phân khu phục hồi sinh thái (17.900 ha); Phân khu hành chính, du lịch, dịch vụ (70 ha).

Các nhà khoa học chia Vườn Quốc gia Hoàng Liên thành 3 loại rừng: Rừng xanh trên vùng bán sơn địa, Rừng lá rụng trên núi nhiệt đới và Rừng xanh thấp lùn trên cao.

Theo đó, Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm ở ngã ba của ba quần xã sinh vật, có sự hòa trộn phức tạp của hệ thực vật khu vực núi cao vùng Đông Nam Á, không giống bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Tại đây, thống kê được 2.024 loài thực vật thuộc 171 chi nằm trong 200 họ, chiếm 25% các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam; 66 loài thú; 61 loài bò sát; 553 loài côn trùng; 347 loài chim.

Lan Anh

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/hoa-ky-tang-cuong-bao-ho-va-ho-tro-phat-trien-ben-vung-da-dang-sinh-hoc-viet-nam-75673.html