Hoa sen, biểu trưng cho một vị Bồ-tát được minh họa trong kinh Duy Ma Cật

NSGN - Là một hình tượng, hoa sen không những đại diện cho Phật giáonhư một biểu tượng mà còn xuất hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật và vănchương, chẳng hạn như kiến trúc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, điêu khắc và thica.

Hoa sen là một biểu trưng của khái niệm Bồ-tát

Phật giáo, bắt nguồn nơi triết học Ấn Độ, được phát triển cách đây hơn2.500 năm bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với mục đích giúp cho con người đạt đượchạnh phúc, thoát khỏi khổ đau và từ đó tạo nên một thế giới hòa bình, tự do vaàn lạc.

Một trong nhữnggiáo lý cốt lõi của đạo Phật là Tứ diệu đế, mà nó nói rõ về bản chất của khổ,nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường đưa đến chấm dứt khổ (Khổ đế,Tập đế, Diệt đế, Đạo đế). Chân lý này nhấn mạnh trải nghiệm siêu việt khổ đau,như là tiến trình giác ngộ, mà ở trong đó đau khổ là chất liệu tích cực cho giảithoát. Khổ đau là không thể chối cãi, nó liên quan đến những thách thức và căngthẳng trong đời sống, sự không thỏa mãn và bất lực, mà nguyên nhân là sự thiêúhiểu biết về chân lý vô thường và nỗi sợ hãi về những điều không chắc chắn.

Phật giáo khẳng định rằng vạn vật thì vô thường vàluôn thay đổi theo lý duyên khởi. Thuyết này giải thích về bản chất của cácpháp, rằng mọi sự vật đều là tạm thời và tồn tại như một phần của một chuôĩliên tục. Một thể liên tục như vậy có kết quả từ một đời sống sinh tử nối tiếpsinh tử, cùng với đó là chu kỳ mất đi rồi lại tái sinh qua một hình thức khác,và vì đó mà chúng sinh phải chịu đau khổ trong đời sống thế tục. Chu kỳ này lặplại một cách nhanh chóng và không thể nhìn thấy được, do cuộc sống hiện hữu nhưmột chuỗi những khoảnh khắc nối tiếp nhau. Như vậy chúng sinh có hai đặc điểm:không tồn tại độc lập và bình đẳng. Không có gì có thể tồn tại độc lập và bảnchất không thể tách rời nhau của vạn vật cho thấy sự bình đẳng giữa chúng. Chẳng hạn, một hạt giống chỉ có thểphát triển khi có đủ ánh sáng mặt trời, nước, không khí và đất. Hạt giống sẽ chếtnếu thiếu bất kỳ thành phần nào kể trên. Tương tự, độ ẩm ảnh hưởng đến chất lượngcủa nước và không khí từ đó tác động gián tiếp đến quá trình phát triển của hạtgiống. Sự phụ thuộc lẫn nhau biểu thị sự biến đổi liên tục giữa nhân và quả mànó tạo nên nghiệp. Hành vi tốt (nhân tốt) sẽ dẫn tới một kết quả tốt, và ngượclại. Các kết quả ảnh hưởng tới cuộc sốnghiện tại và tương lai cũng như các kiếp sau của chúng sinh trong vòng luân hồi,do đó người Phật tử phải hành động thậntrọng để đạt lấy những kết quả tốt vàngăn chặn những hậu quả xấu trongtương lai. Như vậy, con người chịu trách nhiệm cho quyết định và hành động củahọ, và từ đó không còn sự than vãn khi gặp tai họa.

Thực tế, trongkhi người ta thường hoan hỷ đón nhận các sự việc mà họ kỳ vọng, nhưng hiếm khihọ dễ dàng chấp nhận những sự việc không như ý. Phật giáo đưa ra nhiều giáo lývà pháp môn nhằm làm giảm đi đau khổ, qua đó giúp người tu tập có sự hiểu biếtsâu sắc rằng các pháp xảy ra như thế nào, làm sao vượt qua những khó khăn trongcuộc sống và tránh việc làm hại người khác. Điển hình trong đó là giáo lý BátChánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánhtính tấn, Chánh niệm, Chánh định. Đặc biệt, thiền có hiệu quả trong việc tu tậpChánh niệm và Chánh định, điều này không chỉ giúp đạt đến giải thoát tâm linhmà hiện nay nó còn được áp dụng như các phương pháp trị liệu và lợi ích tâm lýtrong nhiều tình huống khác nhau như ở nơi làm việc, và giáo lý này cũng đượcáp dụng với những người không phải Phật tử hay thanh thiếu niên.

Ngoài sự tương thuộc giữa vạnvật, Phật giáo đề cập đến hai lĩnh vực: thuyết Duyên khởi (bản chất của vạn vật)cùng với luật Nhân quả như đã nói ở trước, và khả năng giác ngộ vốn có. Mụcđích cuối cùng của người Phật tử là trở thành một vị Phật, nghĩa là một người tỉnhthức. Vì mọi người đều có Phật tính bất kể giới tính, tuổi tác, chủng tộc, tầnglớp xã hội, cho nên mọi chúng sinh đều bình đẳng và có thể giác ngộ. Một khigiác ngộ, họ sẽ thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, từ đó đạt được Niết-bàn (đoạntrừ phiền não và chấm dứt luân hồi). Theo nghĩa này, bình đẳng Phật giáo gắn liềnvới bản chất của hiện hữu, bao trùm cả con người và phi con người, là điển hìnhlòng từ bi của đạo Phật. Nó soi sáng tất cả chúng sinh và mang tới hy vọng giảithoát khỏi đau khổ.

Những nguyên tắcnày có mặt trong hầu hết các truyền thống Phật giáo, đặc biệt là Đại thừa, mộttrong những tông phái Phật giáo được phát triển vào thế kỷ thứ nhất và đượctruyền bá khắp Bắc và Nam Á. Khác với các tông phái khác, Đại thừa đặc biệt nhấnmạnh đến lòng vị tha, được gọi là Bồ-tát đạo, trong đó Bồ-tát đề cập đến nhữngngười hy sinh giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Vì thế, tinh thần của Đạithừa cũng tương đồng với tinh thần của Bồ-tát, và “lòng vị tha của Bồ-tát” làkhát vọng của các Phật tử Đại thừa.

Có bốn vị Bồ-tátvĩ đại - Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Địa Tạng, Phổ Hiền - đại diện cho Đại bi,Đại trí, Đại nguyện, Đại hạnh, chỉ rõ sứ mệnh chính yếu của Bồ-tát và Đại thừa.Để thực hiện những nhiệm vụ này, các vị Bồ-tát thực hiện Tứ vô lượng tâm và tutập Lục độ Ba-la-mật. Tứ vô lượng tâm biểu hiện sự tương hỗ giữa bốn tâm xác địnhtình thương của Bồ-tát: tâm từ mang niềm vui đến cho chúng sinh, tâm bi xoa dịunỗi đau của chúng sinh, tâm hỷ là vui với niềm vui của chúng sinh, và tâm xả làđạt được sự yên bình nội tâm bằng tuệ giác bình đẳng và vô phân biệt. Những phẩmhạnh của Lục độ Ba-la-mật bao gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiềnđinh và trí tuệ. Với những phẩm hạnh này, Bồ-tát làm lợi ích chúng sinh vàchính họ cũng là những chúng sinh giác ngộ. Phật giáo Đại thừa đặt ra một hệ thốngtương tác mà ở đó chư Bồ-tát và chúng sinh cùng hợp tác mang lại kết quả.

Hệ thống tươngtác này xây dựng một liên kết giữa Bồ-tát và chúng sinh, cho thấy một thực tế rằngBồ-tát là một phần của chúng sinh. Trong khi Tứ vô lượng tâm trực tiếp đối vơíngười nhận, nó cũng đem lại lợi lạc cho chính người tu tập. Tương tự, bố thíthì lợi lạc cho cả người nhận và người cho bởi vì thông qua hành vi giúp đỡ,người bố thí có thể làm trăng trưởng lòng từ bi và thành tựu tuệ giác. Kết quảtừ sự cho đi hào phóng, Bồ-tát tiếp tục trau dồi các phần còn lại của Tứ vô lượngtâm và Lục độ Ba-la-mật. Vòng luân lưu này làm lợi lạc cho tất cả những ngươìtham gia.

Nhiều kinh sách Đại thừa giải thích rõ ràng khái niệmBồ-tát và Bồ-tát đạo, trong đó có kinh Duy Ma Cật, mà nó đã trở thành mộttrong những bản kinh phổ biến ở phương Tây vào đầu thế kỷ XIX. Kinh này diễn giảinhững giáo thuyết trọng tâm của Phật giáo bằng những khái niệm sâu sắc, sẽ đượcgiải thích nơi những phần sau của bài viết này, mà nó soi rọi ánh sáng vào sựphát triển của các tông phái khác, chẳng hạn như Thiền tông. Không quá ngạcnhiên, bản kinh đã được dịch ra nhiêùngôn ngữ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Hiệncũng có phiên bản tiếng Anh, với ba bản dịch nổi tiếng của McRae (2004),Thurman (1976/1986) và Watson (1997), tạo nên một nguồn cảm hứng về Phật giáo Đạithừa trong giới học giả phương Tây.

Qua bản kinh,bài viết này tìm hiểu cách hình ảnh ẩn dụ hoa sen biểu thị cho các phẩm chất củamột vị Bồ-tát như thế nào, sứ mệnh hoằng đạo và mối liên hệ giữa Bồ-tát vơíchúng sinh. Việc phân tích về Bồ-tát đạo cũng chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa người bố thí và người nhận bố thí, một điểm quan trọng của Phật giáo Đạithừa. Nó cho thấy sự hữu ích của những giáo lý Phật giáo trong việc phát triểncon người và đạt lấy hạnh phúc.

Hoasen là một biểu trưng của khái niệm Bồ-tát

Ngoài việc hiêủvề những ý nghĩa của hoa sen trong đạo Phật, kinh Duy Ma Cật còn giảinghĩa động lực giữa Bồ-tát và chúng sanh, Bồ-tát đạo, nhưng điều cần thiết đểhoàn thành Bồ-tát đạo thông qua pháp môn bất nhị, như được thuật lại ở nơi phẩmPhật đạo (phẩm tám):

“Ví như chỗ gò cao không thể sinh hoa sen, mànơi bùn lầy thấp ướt mới có hoa sen. Như thế, người thấy vô vi, vào chánh vịkhông còn sanh trong Phật pháp được, mà ở trong bùn lầy phiền não mới có chúngsinh nghĩ đến Phật pháp mà thôi. Lại như gieo hạt giống trên hư không thì khôngsinh được, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Như thế, người đã vào vô vi chánhvị không sanh được trong Phật pháp, kẻ khởi ngã kiến như núi Tu Di còn có thểphát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà sinh trong Phật pháp. Cho nên phảibiết tất cả phiền não là giống Như Lai. Ví như không xuống bể cả, không thể cóbảo châu vô giá, cũng như không vào biển cả phiền não thì làm sao mà có ngọcbáu nhất thiết trí”.

Sự liên hệ giưãhoa sen và bùn biểu thị một mối liên hệ không tách biệt; hay quan trọng khôngkém, có một sự thống nhất giữa tính đa dạng với tính đồng nhất, bằng việc phá bỏlối tư duy nhị nguyên của con người.

Môíliên hệ giữa chư vị Bồ-tát và chúng sinh

Thuật ngữ Bodhisattvabắt nguồn từ tiếng Sanskrit, “Bodhi” có nghĩa là tỉnh thức và “sattva” đề cập đếnchúng sinh. Thuật ngữ này cho thấy rõ rằng chúng sinh có thể trở thành Bồ-tátvì trong bản chất của họ có hạt giống giác ngộ. Bồ-tát giác ngộ từ một ngươìbình thường, và khái niệm giác ngộ dùng để xác định một người nào đó là Bồ-táthay là một kẻ phàm phu. Bồ-tát là một người đã tỉnh thức, và kẻ phàm phu là ngươìcòn mê lầm và chưa dấn thân vào quá trình tu tập giác ngộ. Ngoài ra, một ngươìphát nguyện giúp đỡ người khác cũng là một vị Bồ-tát. Như vậy, điều này lại mộtlần nữa chứng minh rằng Bồ-tát là chúng sinh và chúng sinh là Bồ-tát. Mặc dùcác vị Bồ-tát đã sẵn sàng trở thành Phật, thoát khỏi khổ đau và sống ở nơi Tịnhđộ, họ sẵn lòng trì hoãn việc chứng nhập Niết-bàn để ở lại thế giới mê lầm vì lơịích của chúng sinh. Quyết định này là vì lòng từ bi muốn giúp đỡ những ngươìkhác. Bởi vì sống với chúng sanh là hạnh nguyện của các vị Bồ-tát, họ quyết địnhhòa nhập với cộng đồng thế tục, nhờ đó họ không xa rời chúng sanh. Điều này xácđịnh một mối quan hệ rõ ràng giữa hai phía, bởi vì cả hai bên đều phụ thuộc lẫnnhau.

Với hoa sen biêủthị cho một vị Bồ-tát thanh tịnh và giác ngộ, và bùn biểu thị cho một cá nhânđang lạc lối, kinh Duy Ma Cật nhấn mạnh rằng hoa sen mọc trên đầm lâỳnhưng vẫn nổi lên trên mặt nước, như một vị Bồ-tát mặc dù đang sống trong thếgiới ô trược cùng với những người đang chịu khổ đau vẫn sẽ không bao giờ bị uếnhiễm. Điều này thể hiện thái độ sống của một vị Bồ-tát, người đang theo con đườngBồ-tát và thực hiện lòng vị tha Bồ-tát. Một sự liên hệ chặt chẽ giữa người bốthí vị tha (một vị Bồ-tát) và người nhận (một người bình thường) khiến cho họkhông thể tách rời: chúng sanh là một đối nhân cần thiết cho Bồ-tát thành tựu Bồ-tátđạo, và Bồ-tát là một hình mẫu cho chúng sanh như là một hiện thân của giác ngộ,trí tuệ và từ bi.

Khẳng định những phẩm hạnh này, kinh Duy Ma Cậtdiễn giải rằng bất kỳ ai “cho đi tất cả những gì mình có mà không cầu mong sựbáo đáp thì người đó là một vị Bồ-tát”. Lòng nhân từ ấy được thực hiện để diệttrừ các phiền não, qua đó thành tựu Bồ-tát đạo. Sứ mệnh này vạch ra một môíliên hệ có tính vị tha giữa Bồ-tát và chúng sanh. Bản kinh ẩn dụ những mối liênhệ mật thiết này bằng việc cho rằng một vị Bồ-tát yêu thương tha nhân như yêuthương con cái mình, nếu người đó bị bệnh Bồ-tát cũng sẽ bị bệnh. Nếu bệnh ngươìđó được chữa khỏi Bồ-tát cũng sẽ lành bệnh. Do đó, Bồ-tát và chúng sanh cùngmang lợi lạc đến cho nhau. Chúng sanh thì ước muốn được Bồ-tát giúp thoát khỏikhổ đau, trong khi đó Bồ-tát phát triển từ bi và trí tuệ thông qua việc cứu độchúng sanh. Điều này làm sáng tỏ tầm quan trọng của mỗi bên, cũng như hoa sen sẽdễ dàng khô héo nếu như thiếu bùn, và bùn lầy sẽ trở nên vô giá trị nếu thiếu vắnghoa sen. Một cá nhân sẽ làm rực rỡ thế giới xung quanh mình khi người ấy mở rộnglòng mình ra để giúp đỡ những người khác.

Để thực hiệnnghĩa vụ cao cả này, Bồ-tát phát Bồ-đề tâm (anuttarā-samyak-saṃbodhi), một tâm thức giác ngộmà Bồ-tát trang bị cho chính mình để toàn tâm cứu độ chúng sanh. Phát Bồ-đề tâmđể khơi dậy lòng từ bi là một tiến trình chuyển hóa từ một kẻ phàm phu trởthành một vị Bồ-tát. Tâm Bồ-đề đi cùng với tâm chính trực và sâu vững, cùng vơíTứ vô lượng tâm và phương tiện thiện xảo. Tâm chính trực thì “không vị lợi” vàchân thành, tâm sâu vững duy trì một tâm trí kiên định trên con đường cứu độchúng sinh. Cả hai tâm thái này vun bồi cho Bồ-đề tâm trên con đường tu tập Bồ-tátđạo. Áp dụng Tứ vô lượng tâm cùng với lòng vị tha và trí tuệ là tuyệt đối cầnthiết, bởi vì trong Phật giáo Đại thừa, trí huệ là một sự hiểu biết thấu đáocách các pháp hiện hành. Sự thấu hiểu này giúp họ thoát khỏi phiền não khi cưúgiúp một người đau khổ. Không có nó, “sự suy giảm lòng thương” sẽ phát sinh, kếtquả là mất dần lòng từ bi. Sử dụng tối ưu ba tâm (Bồ-đề tâm, tâm chính trực vàtâm sâu vững) và Tứ vô lượng tâm một cách linh hoạt để phù hợp với nhu cầu củamỗi chúng sanh thì đây là phương tiện thiện xảo. Phương tiện thiện xảo và tríhuệ hỗ trợ lẫn nhau, bởi vì biểu hiện của trí tuệ là phương tiện thiện xảo hoànhảo. Những phẩm chất này sẽ được thể hiện rõ ràng hơn cũng như hoa sen trongbùn (thế giới trần tục) thì thanh khiết hơn là trong hồ sạch (tịnh độ).

Một trong nhưngcông việc thiêng liêng mà các vị Bồ-tát cam kết là tạo ra những cõi Tịnh độriêng cho từng loại chúng sanh, những người mất phương hướng vì những nghịch cảnhkhác nhau, và đây là phương tiện thiện xảo. Nơi các cõi Tịnh độ, chúng sinh cóthể vượt qua được những chướng ngại và có được an lạc. Đoạn kinh này trình bàyvề cõi Tịnh độ:

“Chính cácchúng sinh là Phật quốc của chư Bồ-tát… Bởi vì Bồ-tát đạt được Tịnh độ là do muốnđem đến lợi ích cho chúng sinh. Chính vì muốn giúp chúng sinh đạt được thành tưụnên họ phát nguyện giữ lấy Phật quốc (Tịnh độ)”.

Tịnh độ thì hưũích với chúng sinh hơn là với các vị Bồ-tát; chư vị Bồ-tát ở đó vì chúng sinhđang ở đó, và khi tất cả chúng sinh đều giác ngộ, sự tồn tại của các vị Bồ-tátkhông còn cần thiết. Điểm này chỉ ra sự bình đẳng giữa chư Bồ-tát và chúngsinh, không có sự thấp kém hay cao cả, mà biểu hiện cho sự tương hỗ giữa haibên.

Tóm lại, Bồ-tátvà chúng sinh thì không khác nhau hay tách biệt nhau. Thay vào đó, mối quan hệnày vượt qua mối quan hệ tôi-bạn, và thiết lập mối quan hệ “chúng ta” mà từ đóhai bên cùng đồng lòng hướng tới thành tựu giác ngộ. Điều này thắt chắt sự đồnghành và củng cố tính liên đới. Phật giáo Đại thừa làm gia tăng tính liên đơíthông qua Tứ vô lượng tâm, mà nó không chỉ chia sẻ khổ đau và hạnh phúc mà cũngphát triển lòng vị tha vô điều kiện. Trong khi hành xử vị tha có liên hệ tích cựcđến hạnh phúc như một phần thưởng bên trong, mà nó liên quan đến khả năng liênkết thần kinh, nó cũng thúc đẩy sự phát triển cá nhân để nâng cao ý nghĩa cuộcsống, chất lượng của cuộc sống, và mức độ hài lòng với cuộc sống.

Bất nhị

Nhị nguyên, được hỗ trợ bởi cơ chế thần kinh, là mộtmô thức suy nghĩ thông thường của con người, mà ở đó luôn biểu hiện hai mặt đôílập: sạch/dơ, ngắn/dài, đẹp/xấu, nóng/lạnh, thông minh/ngu ngốc. Những cặp nhịnguyên tạo nên sự phán xét phân biệt rồi xác định sự vật là tốt hoặc xấu. Hâụquả là con nguời buộc phải lựa chọn một trong hai, điều lần lượt tạo nên nhữngmâu thuẫn cảm xúc. Người ta bực bội với hoàn cảnh không thuận lợi và hoan hỷ vơínhưng gì họ ưa thích. Những cảm xúc này có xu hướng kích động tam độc tham,sân, si và dẫn tới những hành động xấu. Mặc dù vậy, các cặp đối lập thì tồn tạicùng với nhau: chúng tạo ra sự so sánh giữa các đối tượng mà thực ra không có mộtgiá trị tuyệt đối nào. Các sự việc tồn tại cùng nhau, bổ trợ cho nhau. Ví dụ, đẹpchỉ có thể biểu hiện khi có xấu. Sự tương đối này củng cố sự phân biệt thái cựcnày và thái cực khác và tạo nên sự phản khảng, do đó sẽ tạo ra hiểu lầm, định kiến và thiên vị. Ngược lại,trí huệ Đại thừa chủ trương phá bỏ nhị nguyên. Một ví dụ từ bản kinh:

“Suy nghĩ nhị nguyên là phiền não. Nơi nào khôngcó suy nghĩ nhị nguyên, đó là Tịnh độ. Suy nghĩ hỗn loạn là phiền não. Nơi nàokhông có suy nghĩ hỗn loạn, nơi đó là Tịnh độ”.

Mặc dù hoa sen thì thuần khiết và bùn thì ô uế,như được mô tả trong kinh Duy Ma Cật, chúng không đối nghịch nhau. Mộtbông sen không mọc trên đất sạch, thay vào đó nó mọc ở nơi bùn lầy. Điều nàyhàm chỉ cách hiểu Phật giáo mà nó cho rằng sự thuần khiết và ô nhiễm thì khôngtất yếu mâu thuẫn nhau. Sự khác biệt giữa tích cực và tiêu cực đôi khi chỉ đơnthuần do cảm nhận, mà không có một sự khác biệt tuyệt đối. Ví dụ, nước rửa chénthì dơ bẩn đối với con người nhưng lại là thiên đường của muỗi. Tương tự, thoátkhỏi thế giới trần tục (bùn) là mục đích của người Phật tử, trong khi đó các vịBồ-tát (sen) thì phát nguyện sống ở thế gian để cứu độ chúng sinh, và thế gianlà nơi để tu tập Bồ-tát đạo. Chỉ bằng cách này, Bồ-tát có thể thành tựu lòng vịtha. Sự hợp nhất giữa thanh tịnh và ô nhiễm gợi ra hình tượng phụ thuộc lẫnnhau giữa Bồ-tát và chúng sinh.

Hơn nữa, lời dạy rằng “phiền não tức Bồ-đề” chứngminh tính bất nhị trong Phật giáo, khi hoa sen là Bồ-đề (giác ngộ) và bùn làphiền não. Kinh Duy Ma Cật nhắc lại rằng, khi chúng ta hiểu được bản chấtcủa tâm, thì không có phiền não nào có thể tồn tại. Phiền não là nguồn gốc củađau khổ, là chướng ngại cho hạnh phúc. Tuy nhiên, nó cùng là một pháp, theothuyết duyên khởi. Hiểu rõ bản chất của phiền não cho chúng ta trí tuệ để dập tắtđau khổ. Đối với các vị Bồ-tát, các chướng ngại là nguồn gốc cho sự giác ngộ,cũng như bùn giúp cho sen phát triển đẹp ngời: “Trần thế là nơi để tu tập, từnơi đó chúng ta hiểu rõ bản chất của các pháp”. Trải nghiệm này cũng áp dụngcho con người khi họ học được từ thất bại. Khi vượt lên trên sự thất bại, con ngươìhiểu rằng sự đau khổ chỉ là nhất thời, bởi vì “tất cả các sự việc trên thế giannày chỉ như huyễn mộng và ảo ảnh”. Một cách hiểu khổ đau thâm thúy như vậy là sựgiải thoát, mà nó hướng dẫn con người trở thành Bồ-tát. Ngoài ra, điều này giúpchinh phục nỗi sợ về cái chết, khi họ hiểu được bản chất của sự sống và cái chếtnhư được nêu ra nơi bản kinh:

“(Phân biệt)sinh tử với Niết-bàn hình thành nên một thái độ nhị nguyên. Nhưng nếu ta thâýđược bản chất thật của sinh và tử, ta thấy rằng không có sinh và tử, không cóbuộc, không có mở, chẳng có sinh, chẳng có diệt”.

Bản kinh cũngthảo luận về bản chất tồn tại và cùng tồn tại của các cặp đối lập:

“Thân và sựdiệt mất thân là hai. Nhưng thân không khác sự diệt mất thân. Tại sao vậy? Bơỉvì người thấy tướng thật của thân thì không khởi suy nghĩ thấy thân hay sự diệtmất của thân. Thân và sự diệt mất của thân không phải là hai thứ”.

Những Phật tử rấtmuốn rời khỏi thế giới trần tục mà nó đầy phiền não, và muốn đi vào cõi Tịnh độ.Điều này lại tạo nên phân biệt thành hai cõi. Tuy vậy, bản kinh nhắc nhở rằng:

“Thế gian vơíxuất thế gian là hai. Nhưng bởi vì bản chất của thế gian là không, như vậy thếgian thực tế cũng chính là xuất thế gian”.

Bởi vì phiềnnão là nguồn gốc của giác ngộ, như đã đề cập ở trước, thế giới trần tục khôngnhất thiết phải bị chán ghét. Thay vì vậy, Tịnh độ ở ngay nơi thế giới trần tụcnày. Vượt thoát khỏi khổ đau thì Tịnh độ xuất hiện. Khi giác ngộ thì thế giơítrần tục cũng chính là lối vào Tịnh độ.

Nhị nguyên ảnh hưởng tới nhận thức và phản ứnggiác quan; và nhận thức thì ảnh hưởng tới cảm xúc và hành xử. Bất nhị là mộtpháp môn trí tuệ của Phật giáo Đại thừa dành cho cả Bồ-tát và chúng sinh. Bồ-tátgiữ tâm không phân biệt, từ đó không phán xét và bình đẳng, nhờ đó họ có thể giữtâm thanh tịnh thực hiện từ, bi, hỷ và xả. Những điều này giúp cho Bồ-tát thànhtựu Bồ-tát đạo và đạt được lòng vị tha cao cả. Tương tự, bằng việc gạt bỏ nhịnguyên, chúng sinh thành tựu được tâm không phân biệt và bình đẳng, qua đó họcó thể thoát khỏi khổ đau và trở thành Bồ-tát. Tóm lại, Bồ-tát và chúng sanh màhọ là hiện thân của tinh thần chấp nhận và dung chứa vĩ đại nhất, đang cùng đitrên con đường hướng tới sự giác ngộ, với sự bình yên và tỉnh giác bêntrong.

Kết luận

Mối liên hệ biêủtượng giữa hoa sen và bùn đề cập đến mối liên hệ mật thiết và sinh động giữa Bồ-tátvà chúng sinh, như trong kinh Duy Ma Cật đã giải thích. Bùn thì dơ bẩnnhưng là thiết yếu cho sự phát triển của sen. Tương tự, một vị Bồ-tát thì phảisống cùng với chúng sinh, đó là một thực hành cần thiết của Bồ-tát đạo. Phát khơỉBồ-đề tâm, mà đó là bản chất nội tại, các vị Bồ-tát nhiệt tâm cứu độ chúng sanhbằng cách sử dụng Tứ vô lượng tâm, trí tuệ, phương tiện thiện xảo và pháp môn bấtnhị, để thành tựu lòng vị tha Bồ-tát.

Trịnh Phụng Cơ (鄭鳳姬) - Phan Huy An dịch

(Nguồn: Asia PacificJournal of Religions and Cultures, Vol. 2, No. 1, 2018)

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//nguyetsan/vanhoa/2019/07/09/7ee482/