Hóa thạch thời tiền sử tại Peru làm sáng tỏ nguồn gốc của cá sấu

Hóa thạch cá sấu thời tiền sử có niên đại gần 7 triệu năm đã được các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện tại Peru. Phát hiện này sẽ giúp các chúng ta có thêm manh mối về lần đầu tiên di chuyển từ biển lên cạn của loài cá sấu hiện đại cũng như là tất cả các sinh vật nước ngọt khác tại các quốc gia thuộc khu vực Andean.

Một phần hóa thạch được Salas và nhóm nghiên cứu của mình phát hiện tại sa mạc Sacado. (Ảnh: Reuters)

Một phần hóa thạch được Salas và nhóm nghiên cứu của mình phát hiện tại sa mạc Sacado. (Ảnh: Reuters)

Theo nhóm nghiên cứu Peru đảm nhận nhiệm vụ phân tích xương hàm và xương sọ của hóa thạch, con cá sấu này có khả năng đã vượt Đại Tây Dương đến bờ biển Nam Mỹ và cuối cùng sinh sống tại khu vực miền Nam Peru ngày nay.

Nhiều hóa thạch khác cũng đã được tìm thấy tại sa mạc Sacaco. (Ảnh: Reuters)

Nhà nghiên cứu Rodolfo Salas cho biết, nhóm của ông đã thu thập một phần một phần bộ xương của loài này trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vào năm 2020 sau khi tìm thấy phần xương hàm tại sa mạc Sacaco (Peru) họ đã hiểu được cách những loài động vật này tiến hóa như thế nào sau khi sống ở nước mặn. Salas chia sẻ "Loài cá sấu mới mà chúng tôi muốn giới thiệu với thế giới đã sống ở Sacaco cách đây 7 triệu năm". Ông cho biết thêm, loài cá sấu này đã được đặt tên là Sacacosuchus cordovai và tổ tiên của nó có thể dài đến 4m.

Trước đó, sa mạc Sacaco cũng là nơi tìm thấy hóa thạch của các loài động vật thời tiền sử khác. Các chuyên gia cho rằng hàng triệu năm trước nơi đây là khu vực sinh sống của cá voi, cá mập khổng lồ, cá sấu cùng với các loài sinh vật biển khác.

Phát hiện này sẽ giúp các chúng ta có thêm cái nhìn về loài cá sấu cổ đại. (Ảnh: Reuters)

Salas cho biết: "Chúng tôi có thể đưa ra kết luận rằng tất cả cá sấu biển đều là loài động với với đặc điểm chung là khuôn mặt dài và gầy. Bên cạnh đó chúng còn có hai kiểu hình thái khác nhau. Một hình thái chỉ ăn cá trong khi dạng hình thái còn lại sẽ có chế độ ăn tổng quát hơn rất nhiều". Vào tuần trước, nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí khoa học The Royal Society của Anh.

Trước đó, vào tháng 3, nhóm các nhà cổ sinh vẫn học do Salas dẫn đầu đã trình bày hóa thạch hộp sọ của một "quái vật biển" dài 12m. Được biết, hóa thạch này thuộc về một loài động vật ăn thịt sống cách đây 36 triệu năm trong một đại dương cổ đại dọc theo bờ biển miền Trung Peru.

Theo Reuters.

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/hoa-thach-thoi-tien-su-tai-peru-lam-sang-to-nguon-goc-cua-ca-sau-42154/