Hoang lạnh khu lăng mộ thái giám độc nhất Việt Nam trong cổ tự xứ Huế

Trong khuôn viên cổ tự Từ Hiếu (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) còn tồn tại một khu lăng mộ thái giám bị để hoang lạnh, hẩm hiu giống như thân phận những vị hoạn quan triều Nguyễn lúc cuối đời.

Khu nghĩa thái giám triều Nguyễn rộng chừng 1.000 m2 và nằm trong chùa Từ Hiểu và là một trong những cổ tự của xứ Huế với cảnh sắc sơn thủy hữu tình.

Khu nghĩa thái giám triều Nguyễn rộng chừng 1.000 m2 và nằm trong chùa Từ Hiểu và là một trong những cổ tự của xứ Huế với cảnh sắc sơn thủy hữu tình.

Hiện nay, toàn bộ khu lăng mộ thái giám kể trên có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 mộ gió (có mộ nhưng không có thi hài).

Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia.

Ngôi mộ số 22 chữ trên bia còn khá rõ: "Hoàng triều cung giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, quê ở thôn Nhi, Hà Nội, mất tháng giêng năm Khải Định thứ 5".

Theo tìm hiểu của PV VTC News, thái giám ra đời từ thời Tây Chu ở Trung Quốc. Để được vào cung, các thái giám bị loại bỏ sinh thực khí để tránh "quan hệ" với các phi tần của vua. Các thái giám cũng phải bảo quản phần “của quý” bị cắt một cách rất cẩn thận vì nếu làm mất sẽ bị chém đầu. Mỗi lần được thăng quan tiến chức, các thái giám cũng phải đem phần “của quý” được bảo quản ấy cho nhóm người có địa vị trong triều đình xem.

Cũng như nhiều triều đại phong kiến ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn cũng tuyển dụng thái giám vào cung để phục vụ. Trung bình, mỗi đời vua nhà Nguyễn có khoảng 200 thái giám. Thông thường có 2 nguồn để tuyển thái giám, một là “giám sinh” và 2 là những người con nhà nghèo phải để con vào cung cắt bỏ “của quý” làm thái giám.

“Giám sinh” có nghĩa là người sinh ra đã ái nam ái nữ. Thời đó, ở bất cứ làng nào tại Huế nếu sinh được giám sinh thì đó là phúc của cả một làng. Các giám sinh thời Nguyễn thường được gọi là ông Bộ. Khi giám sinh được tuyển vào hoàng cung, nhà vua sẽ ban thưởng bổng lộc. Tuy nhiên, nếu có giám sinh mà không khai báo thì sẽ bị phạt rất nặng.

“Giám sinh” có nghĩa là người sinh ra đã ái nam ái nữ. Thời đó, ở bất cứ làng nào tại Huế nếu sinh được giám sinh thì đó là phúc của cả một làng. Các giám sinh thời Nguyễn thường được gọi là ông Bộ. Khi giám sinh được tuyển vào hoàng cung, nhà vua sẽ ban thưởng bổng lộc. Tuy nhiên, nếu có giám sinh mà không khai báo thì sẽ bị phạt rất nặng.

Các thái giám sẽ sống suốt đời trong cung đến cuối đời, khi về già họ sẽ nằm chờ chết tại tòa nhà phía Bắc Hoàng thành, gọi là Cung giám viện chứ không được chết ở trong cung. Hiểu được kết cục bi đát ấy, nên nhiều thái giám đã dành giụm tiền từ lúc còn trẻ khỏe để tìm nơi chôn cất cho chính mình lúc chết và khu nghĩa địa thái giám triều Nguyễn ở chùa Từ Hiếu ra đời trong hoàn cảnh ấy.

Tương truyền, trong quá trình mở rộng Thảo Am Đường thành chùa Từ Hiếu có sự đóng góp không nhỏ của một thái giám nhà Nguyễn có tên Châu Phước Năng. Có lẽ cũng vì thấu hiểu số phận hẩm hiu khi chết nên vị thái giám này đã nhắm chùa Từ Hiếu là nơi an nghỉ cuối cùng của đời mình.

Để thực hiện ý nguyện, vị thái giám Châu Phước Năng kêu gọi các thái giám trong triều đình quyên góp mở rộng Thảo Am Đường để sau này có nơi yên nghỉ và việc làm này cũng được vua Tự Đức chấp thuận. Do có công đóng góp xây dựng chùa nên khi chết các vị thái giám này được chôn cất tại một quả đồi nhỏ nằm cạnh chùa Từ Hiếu. Vì sự hiện diện của khu lăng mô này mà chùa Từ Hiếu còn có một tên gọi khác là chùa Thái Giám.

Hiện nay, khu lăng mộ thái giám triều Nguyễn nằm trong khuôn viên chùa từ hiếu hoang lạnh, ít người tới thăm và hẩm hiu như chính thân phận những vị thái giám đang nằm dưới mộ.

THÁI BÌNH

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-hoang-lanh-khu-lang-mo-thai-giam-doc-nhat-viet-nam-trong-co-tu-xu-hue-d432068.html