Học sinh được phép viết vào sách giáo khoa?

Thực hiện Nghị quyết 40 ban hành năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã tổ chức biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Khi biên soạn sách giáo khoa, nội dung có phần luyện tập, bài tập. Các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa theo hướng đa dạng, phong phú với nội dung và hình thức trình bày để nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc

Việc sử dụng SGK theo cách tiết kiệm sẽ giúp nhiều người có cơ hội được học, được đọc hơn. Ảnh: Phạm Quang Vinh.

Trong cuộc họp này, đề cập đến những bức xúc trong lĩnh vực Giáo dục, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV)- Đỗ Văn Đương phản ánh là cử tri nói nhiều đến SGK sử dụng một lần. Đây cũng là vấn đề được nêu ra khá gay gắt trong một số cuộc họp gần đây của Ủy ban này.

Trước đó, trong phiên họp tháng 9/2018, khi UBTV Quốc hội xem xét toàn cảnh “bức tranh” hậu chất vấn, giám sát từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 đến nay, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng yêu cầu làm rõ vì sao mỗi năm để phí tới 100 triệu bản sách giáo khoa, mất khoảng 1.000 tỷ đồng mua sách, nhưng năm sau không dùng được.

Sau khi có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, ngày 21/9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã nêu quan điểm của Bộ GD-ĐT là SGK cần được sử dụng, bảo quản tốt để có thể dùng lại khi cần thiết, tránh lãng phí.

Thực hiện Nghị quyết 40 ban hành năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT đã tổ chức biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Khi biên soạn sách giáo khoa, nội dung có phần luyện tập, bài tập. Các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa theo hướng đa dạng, phong phú với nội dung và hình thức trình bày để nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh.

Theo nghị quyết này thì Bộ GD-ĐT chính thức biên soạn bộ sách theo yêu cầu của Quốc hội về đổi mới chương trình phổ thông và khi đó làm cuốn sách mới phiên bản năm 2002. Theo đó, nhóm tác giả biên soạn SGK đã thực hiện kết luận đổi mới, muốn giúp cho học sinh có nhiều kỹ năng đa dạng hơn nên đưa ra phần bài tập để học sinh có thể viết luôn vào sách.

Ông Độ cũng giải thích, cũng chỉ một số bài tập theo cách điền vào ô trống hoặc viết vào trong sách chứ không phải tất cả đều điền vào ô trống.

Cũng cần lưu ý là Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, có nêu: Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới…

Trong khi áp vào thực tiễn, điều kiện sống của không ít hộ dân nông thôn, vùng núi còn nhiều khó khăn, việc đóng góp tiền trường, tiền SGK, may đồng phục mới cho con em đi học là những khoản chi phí đáng kể, thì rõ ràng việc lãng phí tiền mua SGK chỉ để dùng 1 lần, đặc biệt là vô số sách tham khảo cần phải được xem xét lại. Việc sử dụng SGK theo cách tiết kiệm sẽ giúp nhiều người có cơ hội được học, được đọc thì vẫn hơn.

M.Loan

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/giao-duc/hoc-sinh-duoc-phep-viet-vao-sach-giao-khoa-tintuc419604