Hội chứng suy nhược thần kinh

Tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và 1 số trung khu dưới vỏ do tế bào não sinh ra quá tải hay làm việc quá căng thẳng, suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi và hồi phục cơ thể.

Bệnh suy nhược thần kinh là một bệnh hay gặp trong xã hội hiện đại, bệnh này xuất hiện do chấn thương tâm lý bị kéo dài. Những người bị chứng suy nhược thần kinh thường hay đau đầu âm ỉ, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung và nhanh mất thích thú, thường hay than phiền, tính tình dễ bị kích thích, nặng dần thường biểu hiện của trầm cảm, lo âu.

Suy nhược thần kinh chiếm tỷ lệ rất cao, ở Việt Nam tỷ lệ này chiếm 3-4% dân số, nhưng thực tế con số này còn cao hơn rất nhiều. Nhóm đối tượng bị suy nhược thần kinh thường hay gặp ở những người lao động trí óc, nam bị nhiều hơn nữ, thường trong độ tuổi 18 – 45 hay mắc phải.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng suy nhược thần kinh ở người, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh là do người bệnh bị chấn thương tâm lý với cường độ mạnh, trong 1 thời gian kéo dài. như: mất người thân, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bị thất bại trong thi cử hay trong công việc, làm ăn thua lỗ, chứng khoán, hụi, họ, hay là những tai nạn giao thông, thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, khủng bố…

Bệnh xuất hiện từ từ sau một thời gian người bệnh gặp sang chấn tâm lý và biểu hiện rõ hơn khi người bệnh gặp các nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy hay gặp như: do thần kinh người bệnh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi làm việc hay nơi sống có nhiều nhân tố kích thích như tiếng ổn, điều kiện làm việc phức tạp. Ngoài ra những bệnh như viêm nhiễm mạn tính (viêm loét dạ dày, viêm túi mật, viêm xoang,..), nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng, kiệt sức, thiếu ngủ dài ngày cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh.

Thêm nữa, ngoài những nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài ra thì còn một nguyên nhân dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh là nhân cách. Theo Paplov thì những người có tính cách hướng nội (introvertre), đây là những người luôn trật tự, ít xã giao, luôn thận trọng, hay tự kiểm tra mình, hay lo nghĩ xa và là người ngăn nắp thì tỉ lệ những người này mắc các chứng bệnh về suy nhược thần kinh cao hơn những người có tính cách hướng ngoại.

Các triệu chứng suy nhược thần kinh

Trạng thái kích thích suy nhược: Nguyên nhân sâu xa của một số suy yếu về quá trình ức chế, tức là bệnh nhân đang ở trạng thái hưng phấn lan tỏa. Biểu hiện của trạng thái này là bệnh nhân dễ bị kích thích, dễ cáu kính, dễ nhạy cảm với các kích thích, thông thường khó tập trung, khó nhớ. Ngoài ra, người bệnh còn dễ bị kích thích, bất kì một kích thích nhỏ nào cũng làm cho người bệnh khó chịu, ví dụ như tiếng nói chuyện to, tiếng cười, tiếng ồn ngoài phố, tiếng động của các đồ vật rơi … tất cả những âm thanh trên đều có thể làm cho người bệnh thấy bực mình.

Sự kích thích có thể bắt đầu và cũng có thể kết thúc nhanh bằng phản ứng suy nhược, chóng mặt mệt mỏi hay có thể hưng phấn làm việc hăng hái trong 1 thời gian nhưng sau đó lại bị suy nhược kéo dài. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy bực tức với những người trong gia đình, công việc, sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy bực mình với tất cả những vấn đề. Những người bị mắc chứng suy nhược thần kinh thường thiếu kiên nhẫn, hay phản ứng quá mức, hay nôn nóng, hay bỏ cuộc. Người bệnh sẽ hay gặp phải những triệu chứng như đau đầu, kích thích suy nhược, tức ngực, khó thở, tê tay chân, giảm tình dục … Nếu để bệnh lâu ngày và không sớm hồi phục, điều trị thì người bệnh có thể bị tổn thương thực thể.

Đau đầu: Những người mắc chứng suy nhược thần kinh thường bị đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ vùng trán, vùng đỉnh đầu hay vùng thái dương. Thời điểm xuất hiện việc đau đầu là tùy từng bệnh nhân, có người sẽ bị đau cả ngày nhưng cũng có người chỉ bị đau vài giờ. Sau một thời gian, tình trạng nhức đầu sẽ tăng lên khi bị xúc động, mệt mỏi và được giảm khi người bệnh thoải mái và có thể ngủ tốt

Mất ngủ: Những người bị mắc chứng suy nhược thần kinh thường không ngủ được sâu giấc, hay bị mơ và có thể nằm mãi không ngủ được, hay trằn trọc nóng lòng chờ đợi giấc ngủ vì thế càng mất ngủ. Các tác nhân gây kích thích như ánh sáng, tiếng động cũng có thể gây ra hiện tượng khó ngủ ở những người bị mắc chứng này. Ban ngày, những người bệnh cảm thấy rất buồn ngủ, hay ngủ gà nhưng đến khi lên giường nằm lại không thể nào ngủ được

Triệu chứng cơ thể và thần kinh: Các bệnh nhân mắc chứng suy nhược thần kinh thường bị đau cột sống, buốt xương sống và đau thắt lưng, mỏi cổ. Hay bị rối loạn cảm giác, hoa mắt chóng mặt, giác quan và nội tạng, rung chân tay, run lưỡi,…

Rối loạn thực vật nội tạng đa dạng: những người bị mắc chứng suy nhược thần kinh thì mạch đập không ổn định, lúc thì chậm, lúc thì nhanh. Huyết áp thường xuyên không ổn định, hay đánh trống nhực, đau vùng tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm bất thường, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,…

Triệu chứng tâm thần: Những người này sẽ có thêm những biểu hiện như cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, dễ hồi hộp, lo lắng, khí sắc hô trầm và khả năng tập trung, chú ý kém, giảm sút vì trí nhớ nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.

Tình trạng giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi gia tăng

Trong thời đại hiện nay việc giới trẻ càng ngày càng bị suy giảm trí nhớ gia tăng là do ăn uống, ăn nhanh, ăn nhiều năng lượng, thực phẩm không đảm bảo, có sử dụng các chất kích thích ngày càng tăng, rượu bia, thuốc là, ma túy. Ngoài ra, tình trạng thức khuya của giới trẻ cũng phổ biến và ít tập thể dục, có nhiều áp lực hơn, có nhiều stress, lo âu hơn…dẫn đến làm tăng gốc tự do phá hủy các tế bào thần kinh. Vậy việc cải thiện trí nhớ và loại bỏ gốc tự do ngay từ sớm là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo.

- Giới trẻ nên sắp xếp công việc để có thể ngủ sớm, ngủ sâu; xây dựng chế độ sống lành mạnh, dành thời gian tập luyện thể thao và rèn luyện trí nhớ thông qua học ngoại ngữ, chơi cờ…

- Bổ sung các chất có lợi cho bộ não như trái cây, rau củ sạch, cá hồi, thực phẩm chiết xuất từ thiên nhiên chứa tinh chất Blueberry là rất cần thiết để cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, tinh chất Blueberry có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do, kích thích các tín hiệu thần kinh giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động não.

Điều trị:

- Giải quyết các nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh: gỡ bỏ các vướng mắc tâm lý, tìm ra bản chất của căn nguyên gây ra bệnh.

- Chế độ sinh hoạt hợp lý và tập thể dụng bằng khí công dưỡng sinh, yoga.

- Thuốc:

+ Bổ não Tanakan, Arcalion

+ Giải lo âu: seduxen 5mg, Rivotril 2mg, Lexomil 6mg

+ Chống trầm cảm: Fluoxetin 20mg, Sertraline 100mg, Paroxetine 20mg, Mirtazapine 30mg, Citalopram 20mg…

+ Thuốc an thần thế hệ mới liều thấp: Olanzapin 5mg; Quetiapin 50mg

+ VTM 3B

- Tâm lý liệu pháp: Bệnh nhân có thể giãi bày tâm sự, giải tỏa lo âu, stress bằng cách tâm sự với các chuyên gia tâm lý. Người bệnh cũng được giải thích hợp lý về bệnh tật của mình và được thuyết phục để có thể tin tưởng vào toàn bộ kế hoạch điều trị và hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc trong việc chữa bệnh, hạn chế tác nhân gây sang chấn. Có thể sử dụng ám thị điều trị cho bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân tập khí công dưỡng sinh, yoga… để giúp họ tự rèn luyện, kiểm soát cảm xúc và giữ thăng bằng tâm lý.

Bệnh nhân có thể đến khám và tư vấn tại phòng khám của Thạc sĩ, Bác sĩ Phùng Thanh Hải gần cổng Bệnh viện tâm thần Trung ương 1- Thường Tín – Hà Nội. Điện thoại tư vấn 0989050505

Thạc sĩ, Bác sĩ Phùng Thanh Hải

Phó khoa cấp tính nữ Bệnh viện tâm thần Trung ương I

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/hoi-chung-suy-nhuoc-than-kinh-p50336.html