Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 91 về triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn

Ngày 26/11, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến với Công an 63 tỉnh thành phố, sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 91/KH-BCA-C61 ngày 24/4/2013 của Bộ Công an về triển khai các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn cháy lớn. Đồng chí Thượng tướng Lê Quý Vương, UVT.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Ninh Bình.

Dự hội nghị tại điểm câùCông an tỉnh Ninh Bình có đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh,đại diện lãnh đạo Công an các huyện,thành phố và một số sở, ngành có liên quan.

Báo cáo sơ kết 5 năm triểnkhai thực hiện Kế hoạch số 91 nêu rõ: Từ tháng 5/2013 đến hết tháng 6/2018, cảnước xảy ra 14.471 vụ cháy làm chết 449 người và 1,070 người bị thương, thiệt hạitài sản ước tính khoảng 9.976 tỷ đồng và gần 6000 ha rừng; trong đó xảy ra 150vụ cháy lớn làm chết 33 người, 96 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính7.643 tỷ đồng.

Cháy lớn xảy ra ở 41/63tỉnh, thànhphố và tập trung chủ yếu ởcác khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và thường xảy ra ở các cơsở kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như: chế biến gỗ, da giày, may mặc, kho hànghóa vật tư…Các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người chủ yếu xảy ra ở khuvực nhà dân (nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh, nhà chungcư cao tầng) và nguyên nhân gây ra các vụ cháy lớn chủ yếu do sự cố về điện, viphạm quy định về hàn cắt kim loại, bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Tại Ninh Bình từ năm2013 đến nay, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH làm tốt công tác nắm tình hình, dựbáo tình hình,bố trí đủ lực lượng, phương tiện sẵn sàng chữa cháy kịp thời, hiêụquả các vụ cháy xảy ra. 5 năm qua trên địa bàn tỉnh xảy ra 108 vụ cháy làm 5người bị thương nhẹ, thiệt hại tài sản khoảng hơn 2.369 triệu đồng và 6,2 ha rừng(chủ yếu là thực bì lau sậy trên núi đá); so với giai đoạn 2008 – 2012 tăng 33 vụ nhưng thiệt hại về tài sản giảmhơn 119 tỷ đồng; đặc biệt không để xảy ra cháy lớn.

Việc chữa cháy đượcthực hiện nhanh chóng, kịp thời, không để xảy ra cháy kéo dài, gây thiệt hại lớnvề người và tài sản, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tếxã hội của địa phương.

Tại hội nghị, đại biêủcủa các tỉnh, thành phố đã tập trung thảo luận những khuyết điểm, yếu kếm trongviệc phòng ngừa cháy lớn trong thời gian qua, đề ra phương hướng tối ưu chocông tác phòng ngừa cháy lớn xảy ra trong thời gian tới.

Phát biêủtại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an LêQuý Vương nêu rõ: những năm qua công tác PCCC và CNCH đã đạt được những kết quảquan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH, kiềmchế số vụ cháy, nổ và giảm thiểu các thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần giữvững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCCC vàCNCH vẫn còn một số hạn chế, khó khăn. Đặc biệt, thời gian gần đây tình hình cháy,nổ liên tục diễn biến phức tạp, xảy ra một số vụ cháy lớn tại các khu dân cư,chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại gây thiệt hạinghiêm trọng về người và tài sản.

Đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: Thời gian tới, dự báo tìnhhình cháy, nổ tiếp tục có những diễn biến ngày càng phức tạp và yêu cầu các địaphương làm tốt một số nhiệm vụ trong PCCC đó là: Công an các tỉnh, thành phối hợpvới chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng rà soát, hoàn thiện thể chế,hành lang pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, phân loại cơ sở thuộc diện quảnlý về PCCC. Làm tốt việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp triển khainghiêm túc, có hiệu quả việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácPCCC.

Tích cực chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặncháy lớn. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về PCCCvà xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC. Duy trì có hiệu quả các đôịphòng cháy, chữa cháy dân phòng và cơ sở theo quy định. Tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra an toàn PCCC đôívới các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao. Thực hiện nghiêm túc công tácthường trực sẵn sàng chữa cháy.

Sau khi tổ chức chữa cháy cần rút kinh nghiệm làm rõ mặt ưu điểm,khuyết điểm, tồn tại bất cập trong quản lý Nhà nước về PCCC để rút ra bài họckinh nghiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao…

MạnhDũng - Tuấn Anh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/hoi-nghi-tryc-tuyen-so-ket-5-nam-trien-khai-thyc-hien-ke-hoach-so-91-ve-trien-khai-cac-bien-phap-phong-ngua-ngan-chan-chay-lon-20181126033525416p5c34.htm