Hơn 300 NLĐ đối thoại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

Bắt đầu từ 8h sáng nay (28/5), tại hội trường UBND huyện Đan Phượng, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến 'Quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi thực hiện chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội'.

Buổi giao lưu nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2019 và thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).

* Từ 7h30: Đông đảo công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng tham dự buổi giao lưu

* 8h: Chương trình văn nghệ chào mừng

Mở đầu là ca khúc "Bác Hồ một tình yêu bao la"; Biểu diễn: Minh Huệ

Ca khúc "Tình ta biển bạc đồng xanh"; Biểu diễn:Xuân Tứ, Lê Dự

Ca khúc “Bến cảng quê hương tôi”; Biểu diễn: Minh Tuệ

* 8h20: Khai mạc buổi giao lưu

Dự buổi giao lưu trực tuyến, về phía lãnh đạo thành phố có các đồng chí: Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội; Hoàng Thị Tú Anh - Phó Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội; Nguyễn Bá Châu - Ủy viên Thường vụ, Chánh Văn phòng LĐLĐ TP Hà Nội; Nguyễn Thị Đông - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tài chính LĐLĐ TP Hà Nội; Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô;

Về phía lãnh đạo huyện Đan Phượng có các đồng chí: Nguyễn Tất Thắng - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Đan Phượng; Lê Văn Thìn - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đan Phượng; Nguyễn Thạc Hùng - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng; Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng.

Đặc biệt, tới tham gia buổi giao lưu còn có gần 300 CNVCLĐ và cán bộ công đoàn cơ sở khối trường học, doanh nghiệp trực thuộc LĐLĐ huyện Đan Phượng.

* 8h25: Phát biểu khai mạc buổi giao lưu

Phát biểu khai mạc buổi giao lưu, đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Hiểu về các chế độ bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương để làm đúng, vừa là nghĩa vụ thực hiện đúng luật, vừa là quyền tự bảo vệ mình. Chính vì những lẽ đó mà việc tuyên truyền nâng cao kiến thức, hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội là điều rất cần thiết.

Cùng phát biểu tại buổi giao lưu, đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng khẳng định: Trong quan hệ lao động, vấn đề tiền lương và bảo hiểm xã hội là hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất, quan trọng nhất; có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cả người lao động và người sử dụng lao động.

* 8h40: Lãnh đạo LĐLĐ TP Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại buổi giao lưu

Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội đánh giá buổi giao lưu là cơ hội quý giá để người lao động nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật của mình. Đồng thời đề nghị các CNLĐ hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ về các chính sách này và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với người lao động.

CNVCLĐ tham dự buổi giao lưu trực tuyến.

* 8h50: Tặng hoa các chuyên gia

Đại diện lãnh đạo LĐLĐ TP Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô và huyện Đan Phượng tặng hoa cho các chuyên gia.

* 8h55: CNLĐ đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia

(Xem toàn bộ nội dung câu trả lời tại Giao lưu trực tuyến: Quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi thực hiện chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội)

Trả lời những thắc mắc trực tiếp của công nhân lao động (CNLĐ) cũng như bạn đọc trực tuyến qua Báo Lao động Thủ đô điện tử (laodongthudo.vn) có: ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP Hà Nội; ông Ngô Trung Tứ - Phó phòng Quản lý thu Bảo hiểm xã hội Hà Nội và ông Nguyễn Bá Lục - Trưởng phòng Lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội).

Đồng chí Nguyễn Tất Thắng - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Đan Phượng đặt 2 câu hỏi: - Câu hỏi 1: Doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn bị phá sản thì ai là người giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động? - Câu hỏi 2: Với doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp thường xuyên lạm dụng các hình phạt với người lao động thì việc xử phạt có đúng không?

Chị Nguyễn Thị Bích Hòa (Công ty Hữu hạn kỹ thuật Chin Kinshing Rubber Hà Tây) đặt câu hỏi: Công ty tôi khi ký hợp đồng lao động với người lao động, trên hợp đồng lao động có ghi mức lương chính và các khoản phụ cấp lương. Vậy khi tính tiền làm thêm giờ cho người lao động thì tính theo mức lương chính hay tính theo tổng thu nhập (lương chính + các khoản phụ cấp lương)? Ngoài ra, ở công ty tôi có trường hợp người lao động gần đến tháng cuối hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới mang sổ đến yêu cầu công ty chốt gấp để họ kịp hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Họ nói nếu làm chậm để họ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ kiện công ty. Xin hỏi các chuyên gia có cách gì gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong trường hợp này không?

Chị Bùi Thị Tình (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Song Phượng) đặt câu hỏi: Các đồng chí tham gia bảo hiểm chưa đủ các mực theo quy định có được đóng 1 lần để được hưởng chính sách khi về hưu không? Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định như thế nào? Xem xét cách tính tiền lương khi nghỉ hưu?

Anh Nguyễn Tiến Nguyên (Chủ tịch Công đoàn Công ty Bảo Minh Châu) đặt câu hỏi: Tôi tham gia và đóng Bảo hiểm xã hội tại 1 công ty, sau đó nghỉ việc nhưng người sử dụng lao động không yêu cầu cơ quan Bảo hiểm xã hội chốt sổ Bảo hiểm xã hội, cũng không trả sổ Bảo hiểm xã hội cho tôi. Đến nay, tôi đã nghỉ việc hơn 3 năm, bây giờ tôi muốn tham gia Bảo hiểm xã hội thì có được đóng tiếp tục ở sổ Bảo hiểm xã hội cũ được không?

Chị Lê Thị Nga (Chủ tịch Công đoàn Công ty T&T): Khấu trừ tiền lương của người lao động được phép áp dựng khi nào?

Chị Vũ Thủy Nguyệt (Công ty TNHH APS) đặt câu hỏi: Khi con bị ốm, ngươi lao động có được nghỉ làm để chăm con không và thời gian được nghỉ là bao lâu?

Chị Nguyễn Thị Dung (Công ty TNHH hóa Dệt Hà Tây) đặt câu hỏi: Tại điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định: Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiên lương tháng dóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Vậy công ty tôi 3 tháng Giám đốc có thưởng cho CNLĐ hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thì số tiền thưởng này có phải tính để đóng bảo hiễm xã hội không?

Độc giả gửi câu hỏi qua hệ thống trực tuyến: Chị Phạm Hoàn An (Đông Anh, Hà Nội): Anh tôi trên đường đi làm về bị tai nạn lao động, theo quy định thì được xem là tai nạn lao động vậy công ty có phải chi trả tiền viện phí cho các trường hợp này hay không? Anh Đỗ Ngọc Sơn (Khu Công nghiệp Sài Đồng, Long Biên): Khi thay đổi lương tối thiểu vùng có phải đăng ký lại bảng lương hay không?

Chị Nguyễn Thị Bằng (Công ty Môi trường Tân Hội) đặt câu hỏi: Trước đây tôi là nông dân, thực hiện việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, tôi trở thành công nhân. Tuy nhiên, tuổi đã cao có tham gia đóng bảo hiểm thì cũng không đủ thời gian theo quy định để hưởng chế độ hưu trí. Nên tôi đã làm đơn thỏa thuận với chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội. Số tiền đó tôi lĩnh luôn. Vậy có được không ?

Chị Đặng Thị Ngọc (Công ty TNHH APS) đặt câu hỏi: Cho tôi hỏi chế độ thai sản áp dụng đối với người lao động tham giai bảo hiểm xã hội?

Chị Trần Thị Bích Hiếu (Hiệu trưởng Trường Mầm non Thọ Xuân) đặt câu hỏi: Trường Mầm non chúng tôi có đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng làm công việc tại các bếp ăn, không may trong quá trình lao động bị bỏng. Ngoài sự quan tâm, chăm hỏi đối với nhân viên, chúng tôi muốn quan tâm hơn nữa thì căn cứ vào vào đâu?

Chị Nguyễn Thị Tám (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Đan Phượng) đặt câu hỏi: Tôi được biết, theo quy định mới, từ 1/12/2018, quyền lợi của bệnh nhân bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, hoặc khám chữa bệnh không đúng tuyến có sự thay đổi. Vậy, xin quý báo cho biết quyền lợi và mức hưởng cụ thể ra sao?

Chị Nguyễn Thị Hằng (Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH CODE) đặt câu hỏi: Chủ sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi người lao động bị tai nạn lao động?

Chị Nguyễn Thị Thúy Nga (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Liên Trung) đặt câu hỏi: Tôi nghe nói từ tháng 12/2018, những người đã tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên khi đi khám chữa bệnh sẽ được hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh, điều này có đúng không? Nội dung này được áp dựng với các tuyến khám chữa bệnh như thế nào?

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Thượng Mỗ) đặt câu hỏi: Hiện nay, em tôi đang làm việc tại khu công nghiệp. Cách đây máy tháng, em tôi được biết công ty muốn chấm dứt hợp đồng do công ty bị phá sản. Em tôi đã làm việc ở công ty 16 năm, được đóng bảo hiểm xã hội 14 năm 5 tháng và đóng bảo hiểm thất nghiệp 10 năm. Nếu em tôi bị chấm dứt hợp đồng thì em tôi được hưởng quyền lợi gì? Muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì phải đóng như thế nào? Ngoài ra, bố mẹ tôi có hộ khẩu tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), nhận lương hưu qua thẻ ATM. Xin hỏi bố mẹ tôi chuyển hộ khẩu sang quận khác có phải thay đổi nơi nhận lương hưu và thực hiện tại Bảo hiểm xã hội hay không?

Chị Uông Thị Phấn (Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Hạ Mỗ) đặt câu hỏi: Phụ nữ sau sinh con ngoài việc nghi theo quy định là 6 tháng thì còn được hưởng thêm chế độ gì?

* 9h45: Giao lưu với CNLĐ

Đồng chí Nguyễn Thạc Hùng - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng tặng quà cho CNLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô tặng quà cho CNLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng tặng quà cho CNLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

* 9h55: CNLĐ tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Ông Vũ Văn Bóc (Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội) xin các chuyên gia góp ý về mức lương tối thiếu vùng

Chị Châu Thị Phương (Trường Mầm non Hồng Hà) đặt câu hỏi: Trường tôi đến tháng 7/2019 có một đồng chí về hưu. Tính đến lúc đó, đồng chí đóng bảo hiểm được 24 năm 6 tháng. Khi về hưu đồng chí được chi trả như thế nào?

Chị Trần Thị Mai Hương (Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Thọ Xuân) đặt câu hỏi: Ở trường tôi có 1 đồng chí giáo viên nghỉ thai sản. Tuy nhiên do công việc chuyên môn nên nhà trường động viên đồng chí đi làm sớm 1 - 2 tháng. Cách chi trả cho giáo viên này như thế nào?

Chị Đặng Thị Huệ (Chủ tịch Công đoàn Trường Mần non Thọ An) đặt câu hỏi: Những điểm quy định mới về Lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong năm 2019?

Chị Nguyễn Thị Thảo (Chủ tịch Công đoàn cơ sở xã Liên Hà) đặt câu hỏi: Trên sổ Bảo hiểm xã hội, chúng tôi đăng ký bằng số chứng minh thư nhân dân cũ. Vừa qua, cán bộ công nhân viên chức tại xã tôi thay đổi thành thẻ căn cước công dân. Vậy thủ tục tiến hành đồng nhất dữ liệu như thế nào? Ngoài ra, có 1 người thân của tôi là quân nhân chuyên nghiệp, năm nay 46 tuổi, công tác tại Hòa Bình. Anh đã đóng bảo hiểm được 27 năm. Giờ anh muốn về hưu trước tuổi thì mức lương hưu của anh được tính như thế nào?

Chị Doãn Thị Hương (Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây) đặt câu hỏi: Các tính trả lương ngày nghỉ Cách tính trả lương ngày nghỉ hàng năm và tính phép năm trong thời gian thử việc?

Một bạn đọc gửi câu hỏi qua hệ thống trực tuyến: Một người lao động ở công ty tôi bị tai nạn khi ở nhà, trong thời gian nghỉ hàng tuần. khi vào viện hồ sơ ghi ốm đau. Khi chuyển viện về trung tâm y tế, cán bộ y tế ghi hồ sơ là tai nạn lao động. Gia đình đi lại nhiều lần mà bên trung tâm y tế không sửa hồ sơ với lý do giám đốc đã ký rồi, không xin lại được. Làm sao để người được thanh toán chế độ ốm đau với thời gian ở trung tâm y tế mà không ảnh hưởng đến công ty vì hồ sơ ghi tai nạn lao động?

* 10h35: Giao lưu với CNLĐ

Đồng chí Nguyễn Tất Thắng - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Đan Phượng tặng quà cho CNLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng tặng quà cho CNLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

* 10h40: CNLĐ tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Chị Quách Thúy Vân (Công ty TNHH APS) đặt câu hỏi: Bạn tôi là nhân viên làm bán thời gian (4 tiếng/ngày). Trong trường hợp này, doanh ngh có phải đóng bảo hiểm xã hội cho bạn tôi không?

Chị Kim Thị Mai Hương (Trường Tiểu học Liên Hà) đặt câu hỏi: Những đối tượng nào phải đóng bảo hiểm thất nghiệp? Chúng tôi đi làm từ năm 1986, 1992 thì có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Chị Nguyễn Thị Đoan (Công ty Môi trường Tân Hội) đặt câu hỏi: Tôi làm nghề vệ sinh môi trường. Vây tôi phải đóng bảo hiểm bảo nhiêu năm thì mới được hưởng lương hưu và nghề của tôi có phải làm nghề độc hại không?

* 11h: Kết thúc buổi giao lưu

Nhóm P.V

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/hon-300-nld-doi-thoai-ve-chinh-sach-tien-luong-va-bao-hiem-xa-hoi-91773.html