Hòn đá nổi trên mặt nước ở Sóc Trăng kỳ bí, độc lạ điểm nào?

Ngôi chùa ở Sóc Trăng có hai hòn đá vô cùng kỳ lạ. Cặp đá nặng 4,2kg nổi được trên mặt nước, dù được nhấn sâu xuống nước nhiều lần đá vẫn nổi lềnh bềnh.

Chùa Som Rong sở hữu cặp đá nặng 4,2kg nổi được trên mặt nước, có niên đại gần 600 năm. Ban đầu, đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ, vách lá.

Chùa Som Rong sở hữu cặp đá nặng 4,2kg nổi được trên mặt nước, có niên đại gần 600 năm. Ban đầu, đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ, vách lá.

Chùa đã trải qua 12 đời trụ trì. Đây cũng là ngôi chùa Khmer có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời với kích thước dài 63m, cao 22,5m.

Bức tượng được đặt trên cao khoảng 28m so với mặt đất cùng ngọn bảo tháp có 4 lối đi đại diện cho từ - bi - hỉ - xả. Hai lối cầu trang dẫn lên tòa tháp được trang trí bởi hình tượng thần rắn Naga, cực kỳ tinh xảo.

Tại ngôi Sala của chùa là nơi đặt hai hòn đá vô cùng kỳ lạ. Cặp đá được đặt trang trọng phía 2 bên dưới bàn thờ Phật. Cặp đá nặng 4,2kg nổi được trên mặt nước được đặt trang trọng trên đế, phía dưới lót vải.

Cặp đá này được chính Thượng tọa thỉnh từ Campuchia về từ năm 2018. Lúc đó, sư đang ở Xiêm Riệp (Campuchia) thì có người phụ nữ Campuchia cho biết bà đang sở hữu một cặp đá rất lạ là không bao giờ chìm trong nước.

Nghe xong, sư tìm đến nơi xem và hỏi mua nhưng bà này nói không bán mà sẽ cúng dường cho nhà chùa. Sư quyết định thỉnh cặp đá về trưng trang trọng giữa ngôi Sala. Cặp đá được thỉnh về đến chùa ngày 17/1/2018" - Thượng tọa Lý Đức kể lại.

Để chứng minh việc hòn đá có thể nổi trên mặt nước, Đại đức Lâm Bình Thanh (Phó Trụ trì chùa Som Rong) đã để cặp đá vào thùng nước được chuẩn bị sẵn.

Điều bất ngờ là hòn đá hoàn toàn không chìm, dù được nhấn sâu xuống nước nhiều lần đá vẫn nổi lềnh bềnh. Cặp đá lạ với nhiều lỗ nhỏ li ti trải khắp bề mặt. Khi cho hòn đá vào nước, dù để theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang viên đá vẫn nổi lên.

Một số người cho rằng đây là loại đá bọt, là loại khoáng thạch có khả năng nổi trên mặt nước. Bời trong đá có rất nhiều bong bóng khí giúp giảm khối lượng riêng và tăng sức nổi cho chúng.

Bóng khí bên trong các hòn đá có kích thước tương đối lớn và được kết nối với nhau giúp nước không thể ngấm vào bên trong và giữ cho hòn đá không chìm.

Đá bọt hình thành khi núi lửa phun trào trên mặt đất hoặc dưới nước. Nham thạch nóng chảy gặp nước liền bị đông cứng lại rất nhanh, giữ lại nhiều bóng khí bên trong.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hon-da-noi-tren-mat-nuoc-o-soc-trang-ky-bi-doc-la-diem-nao-1502526.html