Hôn nhân tan vỡ và những bài học không thể quên

Các bài học dưới đây được các nhà tâm lý học tổng kết từ kinh nghiệm xương máu của những người trải qua hôn nhân bất thành.

Không nên nói lời xúc phạm nhau khi tức giận

Cuộc sống gia đình không tránh khỏi khi cãi vả hay tức giận. Nhưng đã chung sống với nhau, các cặp đôi nên nhớ kỹ: Không bao giờ vì tức giận hay bất cẩn, càng không cố ý mà nói ra câu: “Anh nghĩ một mình anh sẽ tốt hơn” hoặc câu tương tự theo kiểu “không có em thì anh làm xong lâu rồi”, “anh sẽ tốt hơn nếu không có em”.

Đối tượng khi nghe được những câu này sẽ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Đặc biệt là tính nhớ dai của phụ nữ. Lúc tức giận nói ra những lời xúc phạm nhau thì người nghe sẽ bị ám ảnh và tổn thương. Lâu dần những chuyện này sẽ bào mòn cảm xúc của nhau.

Không lôi những thứ không liên quan vào tranh cãi

Một khi đã tranh cãi, bạn không còn đủ tỉnh táo để khoanh vùng mâu thuẫn. Thậm chí bạn còn lôi rất nhiều thứ vào để cãi cọ nhau, để bảo vệ lý lẽ của mình. Nếu bạn đủ bình tĩnh hơn bạn sẽ nhận thấy nếu không khoanh vùng được những điều không liên quan vào nội dung bàn cãi, bạn sẽ khiến cho cuộc cãi vã không bao giờ kết thúc. Điều này sẽ dẫn đến sứt mẻ tình cảm.

Chính vì vậy, các cặp vợ chồng nên nhớ chỉ tranh luận những chuyện lớn, quan trọng và cần thiết, ngoài ra hãy bỏ qua tất cả, thà khác nhau còn hơn cãi nhau suốt ngày.

Ảnh minh họa

Không phải ai cũng có thể cùng nhau đi đến cuối cuộc đời

Thời gian, hoàn cảnh sẽ tác động đến tình cảm của mỗi người. Bạn hãy nhớ rằng không phải mối tình nào cũng có thể kéo dài vĩnh viễn. Có những mối tình hàng chục năm, yêu thương thắm thiết, khao khát có nhau để rồi cuối cùng cũngchia taynhau. Thời gian biến đổi tất cả và chúng ta phải thích nghi với nó.

Nếu như cả hai đều không còn tình cảm với nhau, hãy chia tay trong êm đẹp.Chia tay hay ly hôn ngày càng nhiều vì xã hội ngày càng hiểu rõ hơn bản chất của việc đó, nó không phải là phụ bạc mà là sự thay đổi của cả hai.

Không nên nói dối thường xuyên

Đôi khi vì để tránh phải tranh cãi, bạn bịa ra vài lý do để cho qua chuyện. Tuy nhiên, bạn không hiểu rằng việc nói dối thường xuyên sẽ trở thành thói quen. Còn đối phương khi phát hiện ra bị nói dối sẽ có cảm giác rất tồi tệ.

Vì thế hãy từ bỏ thói quen nói dối vặt bởi nó sẽ dẫn đến những vụ nói dối lớn hơn bởi nó đã thành thói quen. Khi mối quan hệ mà một trong hai nói dối quá nhiều, dù là chuyện nhỏ hay chuyện lớn, chắc chắn nó sẽ tan vỡ vì không biết lúc nào nên tin, lúc nào không. Lòng tin không có thì không bao giờ có một tình cảm lâu dài.

Theo Khỏe Và Đẹp

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/hon-nhan-tan-vo-va-nhung-bai-hoc-khong-the-quen-c37a286848.html