Hợp tác biển ASEAN-Ấn Độ: Singapore phản đối bất kỳ nỗ lực nào đe dọa tự do hàng hải

Ngày 19/7/2018, tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã diễn ra Đối thoại Delhi lần thứ 10 với chủ đề 'Tăng cường hợp tác biển ASEAN-Ấn Độ'. Tại đây, Chủ tịch ASEAN năm 2018, Singapore phản đối bất kỳ nỗ lực nào đe dọa tự do hàng hải.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, Vivian Balakrishnan, (trái) cùng Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj

Theo tờ Channel News Asia, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, Vivian Balakrishnan, đã phát biểu tại Hội nghị Delhi lần thứ 10 với chủ đề “Tăng cường hợp tác biển ASEAN-Ấn Độ” rằng Singapore phản đối bất kỳ nỗ lực nào đe dọa tự do hàng hải trên biển.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore cho biết: "Rõ ràng, phần dễ thấy nhất về luật pháp quốc tế về việc này chính là UNCLOS - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. UNCLOS rất quan trọng đối với chúng tôi để bảo vệ việc sử dụng biển để hàng hải thông suốt và buôn bán hợp pháp không bị cản trở".

Ông nói thêm: "Và đây là lý do tại sao Singapore cũng sẽ kiên quyết phản đối bất kỳ nỗ lực nào, bởi bất kỳ ai, đe dọa hoặc hạn chế quyền tự do hàng hải và bay trên vùng trời nước khác để do thám trong khu vực của chúng tôi và vùng biển xung quanh của chúng tôi. Những quyền này được UNCLOS ghi lại".

Về quan hệ đối tác hợp tác kinh tế khu vực, ông Balakrishnan cho biết việc hoàn thiện hiệp ước thương mại là rất quan trọng, do xu hướng bảo hộ toàn cầu đang gia tăng.

Ông kêu gọi các quốc gia ASEAN và Ấn Độ tiến hành nhanh chóng để ký kết hiệp ước thương mại.

Ông Balakrishnan nói rằng việc phụ thuộc lẫn nhau sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế của khu vực và mở ra một thời kỳ hoàng kim cho Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Ông nói: "Chúng ta nên tháo bỏ rào cản trong thương mại buôn bán hàng hóa, dịch vụ, sáng kiến. Đó là lý do tại sao, trên thực tế, tại thời điểm này, khi có sự chống lại tự do thương mại ở một số phần tiên tiến hơn của thế giới, việc hợp tác là quan trọng đối với Ấn Độ và ASEAN để nhân đôi sự nghiệp thương mại tự do. Chúng ta cần phải hướng tới kết luận của quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực, và hy vọng sẽ xảy ra vào cuối năm nay."

Ông nói thêm rằng với những "cơn gió ngược" mà các quốc gia đang phải đối mặt trong môi trường thương mại toàn cầu, thì việc hợp tác trở thành một sẽ khiến các bên cùng mạnh.

"Vì vậy, chúng ta nên tiến lên phía trước và chúng ta phải chứng minh rằng, một khu vực được kết nối tốt vẫn là cách tiếp cận tốt nhất để chúng ta tận dụng sự bổ sung của nhau giữa Ấn Độ và ASEAN, để đạt được tăng trưởng, để đạt được hy vọng cho dân tộc chúng ta".

Ấn Độ đang đóng vai trò chủ trì Đối thoại Delhi lần thứ 10, là diễn đàn được tổ chức hàng năm nhằm trao đổi, thảo luận các biện pháp triển khai quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Ấn Độ.

Tham dự Đối thoại Delhi lần này có hơn hai trăm đại biểu là các lãnh đạo chính trị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN, các quan chức Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách của ASEAN và Ấn Độ, các học giả, nhà nghiên cứu, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân liên quan. Đặc biệt, tham dự Đối thoại lần này còn có Thủ hiến các bang Đông Bắc Ấn Độ nhằm thúc đẩy quan hệ của khu vực này với ASEAN.

Tại sự kiện này, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj kêu gọi các nước thành viên thúc đẩy hợp tác chống khủng bố, và nhận thức về hàng hải, giúp định vị các quốc gia cho "Thế kỷ của châu Á".

Bà cũng nói rằng lợi ích của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là rộng lớn, và rằng khu vực này cần phải được tự do và cởi mở.

Ấn Độ sẽ hỗ trợ an ninh và tăng trưởng cho tất cả các nước trong khu vực, bất kể quy mô và sức mạnh.

Bà nói: "Chúng ta phải tuân theo một trật tự chung dựa trên các quy tắc có tính đến sự bình đẳng của tất cả mọi người, bất chấp kích thước và sức mạnh. Nó cho phép sử dụng không gian chung trên biển và trên không".

"Tầm nhìn của chúng ta về Ấn Độ-Thái Bình Dương, không chỉ liên quan đến kết nối vật lý, mà còn đòi hỏi xây dựng các cây cầu tin cậy, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, quan tâm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tư vấn, minh bạch, khả thi và bền vững".

Cụm từ Ấn Độ-Thái Bình Dương đã đạt được sự nổi bật gần đây với việc sử dụng lặp đi lặp lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhân vật cấp cao khác trong chính quyền của ông.

Không giống như thuật ngữ châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ-Thái Bình Dương truyền tải một cái nhìn rộng hơn về khu vực, bao gồm tiểu lục địa Ấn Độ.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/hop-tac-bien-aseanan-do-singapore-phan-doi-bat-ky-no-luc-nao-de-doa-tu-do-hang-hai-post268972.info