Hướng dẫn mới về thuế liên quan đến Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 67/2022/TT-BTC hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Hướng dẫn mới về thuế liên quan đến Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Hướng dẫn mới về thuế liên quan đến Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Cụ thể, theo quy định thì Quỹ khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư số 67/2022/TT-BTC đã hướng dẫn doanh nghiệp được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong 2 năm (2022 và 2023) để mua mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản cố định được dùng đồng thời cho nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh.

Thông tư số 67/2022/TT-BTC cũng đã bổ sung hướng dẫn quản lý tài sản đối với trường hợp tài sản cố định dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 67/2022/TT-BTC hướng dẫn, khi tài sản cố định hình thành từ nguồn Quỹ dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp chỉ việc tiếp tục theo dõi quản lý theo quy định và không phải tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thuế, nội dung này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong trường hợp tài sản cố định hình thành từ nguồn Quỹ nhưng không sử dụng hết công suất, khi doanh nghiệp dùng tài sản này đồng thời cho sản xuất kinh doanh nhằm tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp trích lập Quỹ trong thời gian đang hưởng ưu đãi

Thông tư số 67/2022/TT-BTC cũng đã hướng dẫn rõ hơn việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp trích lập Quỹ trong thời gian doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và có nhận điều chuyển Quỹ khoa học và công nghệ từ doanh nghiệp khác (doanh nghiệp điều chuyển).

Theo đó, tại điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 67/2022/TT-BTC quy định, nếu doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% đối với số Quỹ đã trích và nhận điều chuyển thì số thuế thu nhập doanh nghiệp thu hồi được xác định đối với từng trường hợp cụ thể như: Trường hợp doanh nghiệp trích Quỹ được hưởng ưu đãi và doanh nghiệp điều chuyển cũng được hưởng ưu đãi; trường hợp doanh nghiệp trích Quỹ được hưởng ưu đãi và doanh nghiệp điều chuyển cũng được hưởng ưu đãi. Việc xác định số tiền nhận điều chuyển sử dụng không đúng mục đích, chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% được phân bổ theo tỷ lệ giữa số tiền nhận điều chuyển với số Quỹ trong kỳ tính thuế (bao gồm cả số trích Quỹ và số tiền nhận điều chuyển).

Thông tư số 67/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23-12-2022 và áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.

Thông tư số 67/2022/TT-BTC được ban hành được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi DN trích lập trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN.

Theo Thông tư số 67/2022/TT-BTC, hằng năm, DN được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên thu nhập tính thuế thu nhập DN để tạo nguồn Quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12, khoản 1 Điều 18 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26-12-2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Trong đó, đối với DNNN, việc thực hiện trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế. Tỷ lệ trích cụ thể căn cứ vào khả năng và nhu cầu chi cho các hoạt động khoa học và công nghệ của DN; Đối với các DN không thuộc đối tượng nêu trên, thì DN tự quyết định mức trích cụ thể, nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế. Khoản trích Quỹ được xác định theo từng kỳ tính thuế TNDN và được trừ vào thu nhập tính thuế TNDN khi xác định thuế thu nhập DN phải nộp trong kỳ tính thuế.

Thông tư số 67/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định rõ nguyên tắc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng cho hoạt động đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của DN và các nội dung được phép chi Quỹ theo quy định của pháp luật. Các khoản chi từ Quỹ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Đối với khoản chi từ Quỹ không có hóa đơn, chứng từ theo quy định phải thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 67/2022/TT-BTC. DN không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế đối với các khoản chi từ Quỹ và các khoản tiền chậm nộp, tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập DN phải nộp xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Việc sử dụng Quỹ được tính theo nguyên tắc khoản trích Quỹ trước thì sử dụng trước.

Trường hợp trong năm, DN có nhu cầu sử dụng cho hoạt động khoa học và công nghệ vượt quá số tiền hiện có tại Quỹ thì được lựa chọn tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế hoặc trích trước Quỹ của các năm tiếp theo để bù vào số còn thiếu theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định số 95/2014/NĐ- CP.

Nghĩa vụ thuế khi DN không sử dụng Quỹ phát triển KH&CN hằng năm

Ngày 7-11-2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 67/2022/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN). Trong đó, có quy định về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm.

Đơn cử, trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập Quỹ theo quy định mà doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì: Doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm, đồng thời phải nộp tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó. Tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 67/2022/TT-BTC. Trường hợp nhận điều chuyển Quỹ thì thời hạn 5 năm đối với khoản nhận điều chuyển Quỹ được xác định kể từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhận điều chuyển Quỹ. Thông tư 67/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23-12-2022.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 67/2022/TT-BTC ngày 7-11-2022 hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 23-12-2022 và áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022. Những điểm mới tại Thông tư 67/2022/TT-BTC sẽ tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp sau đại dịch COVID-19

Một trong những nội dung nổi bật của Thông tư 67 là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. Theo quy định thì Quỹ khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư số 67 đã hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong 2 năm (2022 và 2023) để mua mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bổ sung hướng dẫn quản lý tài sản cố định

Đáng lưu ý, Thông tư số 67 bổ sung hướng dẫn quản lý tài sản đối với trường hợp tài sản cố định dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, khoản 4 Điều 5 Thông tư số 67 hướng dẫn khi tài sản cố định hình thành từ nguồn Quỹ dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp chỉ việc tiếp tục theo dõi quản lý theo quy định và không phải tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nội dung này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong trường hợp tài sản cố định hình thành từ nguồn Quỹ nhưng không sử dụng hết công suất, khi doanh nghiệp dùng tài sản này đồng thời cho sản xuất kinh doanh, nhằm tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ cần theo dõi tài sản cố định này, không tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Dễ dàng trong việc xác định nghĩa vụ thuế

Thông tư số 67 hướng dẫn rõ hơn việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp trích lập Quỹ trong thời gian doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và có nhận điều chuyển Quỹ khoa học và công nghệ từ doanh nghiệp khác. Tại điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư số 67 hướng dẫn trường hợp doanh nghiệp có trích Quỹ trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, có nhận điều chuyển Quỹ từ doanh nghiệp khác (doanh nghiệp điều chuyển), nếu doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% đối với số Quỹ đã trích và nhận điều chuyển, thì số thuế thu nhập doanh nghiệp thu hồi được xác định đối với từng trường hợp cụ thể: Trường hợp doanh nghiệp trích Quỹ được hưởng ưu đãi và doanh nghiệp điều chuyển cũng được hưởng ưu đãi; trường hợp doanh nghiệp trích Quỹ được hưởng ưu đãi và doanh nghiệp điều chuyển không được hưởng ưu đãi. Việc xác định số tiền nhận điều chuyển sử dụng không đúng mục đích, chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% được phân bổ theo tỷ lệ giữa số tiền nhận điều chuyển với số Quỹ trong kỳ tính thuế (bao gồm cả số trích Quỹ và số tiền nhận điều chuyển).

Nội dung này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc xác định nghĩa vụ thuế đối với phần Quỹ không sử dụng hết trong từng trường hợp cụ thể khi doanh nghiệp trích Quỹ trong thời gian đang được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và có nhận điều chuyển Quỹ từ doanh nghiệp khác.

Đảm bảo việc hiểu chính sách được thống nhất

Ngoài ra, Thông tư 67 cũng làm rõ hơn một số nội dung, đảm bảo việc hiểu chính sách được thống nhất. Thí dụ như khoản trích Quỹ được thực hiện hằng năm và sau 5 năm kể từ khi trích Quỹ mới xác định khoản Quỹ trích trước đó 5 năm đã được sử dụng hết chưa. Nếu chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết 70% số Quỹ đã trích mới xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền Quỹ chưa sử dụng này.

Đối với các quy định về nội dung chi, hướng dẫn sử dụng Quỹ và nộp Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các Bộ chủ quản, tỉnh, thành phố thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ (Thông tư số 05/2022/TT-BKHCN ngày 31/5/2022 của Bộ Khoa học và công nghệ).

Nội dung mới của Thông tư số 67/2022/TT-BTC ngày 07/11/2022 (Thông tư 67) nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi DN trích lập trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN.

Một là, tháo gỡ khó khăn cho DN theo chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Quốc hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. Theo quy định thì Quỹ khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của DN. Tuy nhiên, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid -19, tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 67 đã hướng dẫn cụ thể DN được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN trong 2 năm (năm 2022 và năm 2023) để mua mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Hai là, bổ sung hướng dẫn quản lý tài sản đối với trường hợp tài sản cố định (TSCĐ) dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 67 hướng dẫn khi TSCĐ hình thành từ nguồn Quỹ dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ thì DN chỉ việc tiếp tục theo dõi quản lý theo quy định và không phải tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN. Nội dung này tạo thuận lợi cho DN trong trường hợp TSCĐ hình thành từ nguồn Quỹ nhưng không sử dụng hết công suất, khi DN dùng tài sản này đồng thời cho sản xuất kinh doanh, nhằm tránh lãng phí nguồn lực của DN thì DN chỉ cần theo dõi TSCĐ này, không tính khấu hao TSCĐ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Ba là, Thông tư 67 hướng dẫn rõ hơn việc xác định thuế thu nhập DN đối với trường hợp trích lập Quỹ trong thời gian DN đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN và có nhận điều chuyển Quỹ khoa học và công nghệ từ DN khác. Tại điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 67 hướng dẫn trường hợp DN có trích Quỹ trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN, có nhận điều chuyển Quỹ từ DN khác (DN điều chuyển), nếu DN sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% đối với số Quỹ đã trích và nhận điều chuyển, thì số thuế thu nhập DN thu hồi được xác định đối với từng trường hợp cụ thể: trường hợp DN trích Quỹ được hưởng ưu đãi và DN điều chuyển cũng được hưởng ưu đãi; trường hợp DN trích Quỹ được hưởng ưu đãi và DN điều chuyển không được hưởng ưu đãi. Việc xác định số tiền nhận điều chuyển sử dụng không đúng mục đích, chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% được phân bổ theo tỷ lệ giữa số tiền nhận điều chuyển với số Quỹ trong kỳ tính thuế (bao gồm cả số trích Quỹ và số tiền nhận điều chuyển).

Nội dung này giúp cho DN dễ dàng trong việc xác định nghĩa vụ thuế đối với phần Quỹ không sử dụng hết trong từng trường hợp cụ thể khi DN trích Quỹ trong thời gian đang được ưu đãi thuế thu nhập DN và có nhận điều chuyển Quỹ từ DN khác.

Bốn là, Thông tư 67 làm rõ hơn một số nội dung đảm bảo việc hiểu chính sách được thống nhất, ví dụ khoản trích Quỹ được thực hiện hằng năm và sau 05 năm kể từ khi trích Quỹ mới xác định khoản Quỹ trích trước đó 05 năm đã được sử dụng hết chưa. Nếu chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết 70% số Quỹ đã trích mới xác định nghĩa vụ thuế thu nhập DN đối với số tiền Quỹ chưa sử dụng này. Thông tư 67 có hiệu lực từ ngày 23/12/2022 và áp dụng áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế từ kỳ tính thuế thu nhập DN năm 2022.

Đối với các quy định về nội dung chi, hướng dẫn sử dụng Quỹ và nộp Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các Bộ chủ quản, tỉnh, thành phố thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ (Thông tư số 05/2022/TT-BKHCN ngày 31/5/2022 của Bộ Khoa học và công nghệ)

Cục Thuế Thanh Hóa

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/chinh-sach-thue/huong-dan-moi-ve-thue-lien-quan-den-quy-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-cua-doanh-nghiep/172853.htm