Hướng nội hướng ngoại

Cácvị thầy tôn giáo đều cho rằng con người không thể đạt được hạnh phúc dựa trên sựthỏa mãn nhu cầu vật chất. Điều này rất thực tế. Cho dù ai có đầy đủ thú vui trầngian, muốn gì được nấy thì họ vẫn không thể có được hạnh phúc khi mà trong tâmcòn những lo lắng và hận thù.

Bình yên và hạnh phúc chỉ đạt được khi con người biết quay về nội tâm. Ảnh minh họa

Hạnh phúc thật sự không thể được định nghĩa bằngnhững khái niệm như tiền bạc, quyền lực, danh tiếng hay con cái. Những thứ nàymặc dù cũng đem lại cho con người những niềm vui tạm thời nhưng vẫn không phảilà hạnh phúc chân thật, là ý nghĩa rốt ráo của nhân sinh. Trong trường hợp nhữngthứ đó đạt được bằng con đường bất chính thì chúng lại trở thành nguồn gốc củakhổ đau và tội lỗi cho người sở hữu chúng, hơn là hạnh phúc.

Cái nhìn say đắm,âm thanh du dương, mùi thơm, vật ngon hay thân hình hấp dẫn là những thứ dễ lưàgạt con người, làm cho con người trở thành nô lệ của dục lạc. Chúng ta không phủnhận hạnh phúc trần gian như là phần thưởng của cuộc đời ban tặng cho mỗi người,nhưng chúng rất phù du. Điều này rất rõ ràng đối với những người đã kinh quanhiều biến cố cuộc đời. Cái mà người ta gọi là “ngoảnh mặt lại cuộc đời như giấcmộng”.

Những người đã nhận ra sự vô thường và không toại ý của cuộc đời là nhữngngười đang đi đến gần hơn với chân lý của cuộc đời. Nếu giàu có thì hạnh phúcthì lẽ ra sự giàu có và hạnh phúc phải là một từ hoặc là những từ đồng nghĩa vơínhau. Vật chất không thể làm hết cơn khát ái của con người. Chúng ta không baogiờ có hạnh phúc nếu chúng ta luôn hướng ra bên ngoài để tìm kiếm những thú vuitầm thường trong ăn uống và dục lạc.

Nếu hạnh phúc chỉ có thế thì với những gìnhân loại đạt được hiện nay thì đáng lẽ ra họ đang rất hạnh phúc. Nhưng rõ rànglà không phải vậy. Họ không hạnh phúc. Có những người giàu có hết sức nhưng lạiđau khổ đến nỗi không muốn sống nữa. Chính vì vậy cho nên ta thấy rằng chư Phậtvà Bồ-tát khi độ sanh là độ tất cả chúng sanh chứ không phải các ngài chỉ phátnguyện độ người nghèo, vì các ngài biết rằng “người giàu cũng khóc”.

Dục vọng của conngười không bao giờ cùng tận. Khi điều mong muốn vừa được thỏa mãn thì ta lạichán nó ngay và lại mong muốn cái khác. Một chiếc xe hơi, một cái đồng hồ, mộtbộ đồ mới… khi mới mua về thì chúng ta sung sướng và nâng niu, ai đụng tới cũngkhông cho vì sợ bị hư, bị trầy. Nhưng chỉ sau một thời gian thôi thì ta bắt đâùhết hứng thú với chúng. Ta thấy chán và muốn có cái khác. Cho nên nếu chúng tacứ bám víu và chạy theo vật chất (thực chất là chạy theo cảm giác của ta), thìta sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn hoàn toàn, và do đó mà không bao giờ cóđược hạnh phúc viên mãn.

Ví dụ như ngày xưa người ta kết hôn là để nối dõi tôngđường và xây dựng sự nghiệp, nhưng hôn nhân ngày nay thì đã khác hoàn toàn. Hônnhân ngày nay đòi hỏi phải thỏa mãn được hai yêu cầu là tình yêu và tình dục.Thật ra điều này không có gì là xấu xa hay sai trái, nhưng vấn đề là khi khôngcòn tình yêu nữa và chuyện chăn gối không còn thỏa mãn nữa thì sao? Đây là lýdo vì sao ngày nay số lượng ly dị ngày càng thường xuyên hơn.

Ngày xưa hôn nhânlà chuyện vô cùng hệ trọng, nghiêm túc và rất thiêng liêng. Cho nên sau khi cươínhau, vợ chồng thường là ăn đời ở kiếp với nhau. Và chuyện ly dị không chỉ làchuyện tan vỡ của một gia đình mà còn là một điều sai trái đối với luân thườngđạo lý, làm xấu hổ cha mẹ hai bên và bà con lối xóm chê cười. Hôn nhân ngày naykhông còn mang tính thiêng liêng nữa, nếu không muốn nói là như trò đùa. Ngươìta kết hôn rồi ly dị, rồi lại kết hôn… Một người có thể kết hôn nhiều lần trongđời.

Ví dụ như bà Lida Wolfe ở Mỹ đã kết hôn tới 23 lần. Có những cuộc hôn nhâncủa bà chỉ kéo dài 36 giờ. Cuộc hôn nhân lâu nhất của bà cũng chỉ được 6 năm rưỡi.Bà tâm sự rằng, “Đa số các lần kết hôn đều diễn ra vào lúc tôi còn trẻ. Trướckhi cưới, tôi rất yêu quý chồng tương lai, thế nhưng chẳng hiểu tại sao sau mộtthời gian anh ta lại tỏ ra khó chịu. Chúng tôi chia tay và tôi đi tìm ngươìkhác. Dù sao cũng có những lần lấy chồng tôi cảm thấy hạnh phúc”. Bà có hạnhphúc không? Tôi cho là không. Vì nếu bà hạnh phúc thì bà đã không thay đổi hônnhân như công ty thay đổi xe hơi như vậy. Chắc bà cũng chưa một lần dừng lại đểtự hỏi rằng tại sao bà không hạnh phúc trong hôn nhân.

Rõ ràng, chạy theo dục lạcbên ngoài để tìm kiếm hạnh phúc thì không bao giờ có được hạnh phúc. Nó chỉ cóthể lấp đầy khoảng trống trong giây lát của một tâm hồn trống rỗng, rồi sau đótrở lại với tâm trạng chán chường như cũ. Điều này cũng đúng đối với các loại dụclạc khác như ăn uống, hút chích, bạo lực và các loại hình giải trí không lành mạnhkhác. Thế giới Âu Mỹ là thế giới của sự hưởng thụ vật chất. Họ cho rằng đó là hạnhphúc. Nhưng càng hưởng thụ người ta càng cảm thấy thiếu. Và để đáp ứng nhu câùcủa con người, vô số các loại hình công nghiệp giải trí ra đời,cái sau phải mạnh hơn, cuồng nhiệt hơn cái trước. Nhưng con người vẫn không baogiờ thỏa mãn. Những vụ tự tử hay xả súng tập thể vô cớ có nguyên nhân từ sự trống trải củatâm hồn, khi mà tất cả các loại hưởng thụ và giải trí vẫn không đáp ứng được.

Đúng như trong kinh nói, người không biết đủ thì dù có ở thiên đường cũng khôngthỏa ý. Đó là chưa kể đến hệ quả gia đình và xã hội của những vấn đề này. Vợ chồngly dị thì con cái mồ côi và không được nuôi dạy tốt, ảnh hưởng tiêu cực đến sứckhỏe và tâm lý của trẻ. Các loại hình ăn chơi, giải trí không lành mạnh làm nảysinh tệ nạn xã hội như phá thai, mại dâm, ma túy, trộm cướp. Các chuyên gia vềtâm lý hôn nhân cũng như những người từng ly dị nhận định rằng, một cuộc hônnhân tốt thì cần phải có những nền tảng vững chắc hơn là tình yêu và tình dục.Tất nhiên là phải có tình yêu, nhưng tình yêu không thôi chưa đủ mà phải có nhữngyếu tố khác như sự hy sinh, cảm thông, thấu hiểu và nhẫn nhịn nữa.

Phải chăngchiếc nhẫn mà chàng trai và cô gái trao nhau khi đính hôn và họ phải luôn luônđeo trên ngón tay là một sự nhắc nhở điều mà họ cần làm để cho gia đình luônluôn được êm ấm? Nhẫn có nghĩa là nhẫn nhục, là nhường nhịn: “Trao tay đôinhẫn nhắc cho nhau/ Giữ đạo phu thê nhẫn đứng đầu/ Nhẫn để gia đình luôn hạnhphúc/ Cho tình chồng vợ hiểu thương nhau”.

Niềm vui của sựhưởng thụ dục lạc không phải là hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc chân thật chỉ đếntừ nội tâm con người, khi con người được tự do, không bị lôi kéo, không còn làmnô lệ cho những ham muốn của mình. Vật chất không phải là suối nguồn của hạnhphúc. Suối nguồn của hạnh phúc xuất phát từ bên trong tâm hồn của chúng ta. Vậtchất dù có quý giá đến đâu thì cũng vô thường, niềm vui dù cuồng nhiệt đến đâuthì cũng chóng qua. Trong khi đó, sự dính mắc, hưởng thụ sẽ hạ thấp nhân cáchcá nhân còn phát triển các giá trị đạo đức và tinh thần làm cho con người caothượng.

Hướng ngoại vàhưởng thụ dục lạc là thói quen cố hữu của con người không dễ gì thay đổi hay dừnglại. Nhất là những người chưa có đời sống nội tâm phong phú thì dục lạc bênngoài là thú vui duy nhất mà họ nương tựa, bám víu, như cái phao mong manh giưãbiển khổ muôn trùng. Chính vì thế mà ta thấy có người do thấy được sự nguy hiểmcủa dục lạc nên quyết tâm từ bỏ. Nhưng chỉ một thời gian thì họ lại quay lại đơìsống dục lạc tầm thường. Vậy làm sao để khắc phục được điều này? Theo những gìĐức Phật dạy trong các kinh, cũng như hiểu biết của người viết thì có hai việcnên làm.

Một là biết đủ, biết dừng. Chúng ta tự nhủ mình rằng những dục lạc này tađã trải qua rồi, đã hưởng thụ rồi, ta đã biết chúng rồi. Bây giờ mà có hưởng thụnữa thì cũng như vậy thôi, đâu có gì mới. Ta đã ăn xoài rồi thì những trái xoàikhác mùi vị cũng vậy thôi. Vậy thì đâu cần phải ăn hết tất cả xoài. Nếu ta cứ hẹnlần hẹn lữa không chịu dừng, chịu bỏ ngay bây giờ thì chừng nào dừng, mới bỏ.Khi dừng không được, bỏ không được sự hưởng thụ thì người ta thường hay hẹn.Như hẹn rằng thôi lỡ kiếp này hưởng thụ rồi thì hưởng cho hết kiếp rồi kiếp sautu. Nhưng rất có thể kiếp trước ta cũng đã nói câu này rồi, kiếp này ta lặp lại,và kiếp sau ta cũng sẽ hẹn nữa, sẽ lặp lại câu này nữa. Cứ như thế mà trôi lănmãi trong dục lạc và luân hồi. Thi hào Nguyễn Công Trứ cũng nói, “Biết đủ liềnđủ. Đợi cho đủ đến chừng nào mới đủ” (Tri túc tiện túc. Đãy túc hà thời túc). Nêúmuốn dừng thì dừng ngay lúc này, chứ hẹn ngày mai thì bao giờ cho đến ngày mai.

Hai là phải cóniềm vui khác để thay thế niềm vui dục lạc. Niềm vui cũng như nhu cầu của conngười có nhiều cấp bậc khác nhau. Nếu ta có niềm vui cao hơn thì niềm vui thấphơn sẽ không còn quan trọng nữa. Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đã chianhu cầu của con người theo năm tầng từ thấp đến cao, gọi là tháp nhu cầu. Tầngthứ nhất là các nhu cầu căn bản thuộc thể lý (physiological) như thứcăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Tầng thứ hai lànhu cầu an toàn (safety) tức là cần có cảm giác yên tâm về an toàn thânthể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. Tầng thứ ba là nhu câùđược giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) như muốn đượctrong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.Tầng thứ tư là nhu cầu được kính trọng, quý mến (esteem) như cần có cảmgiác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng. Tầng thứ năm là nhu cầu về tự thểhiện bản thân cường độ cao (self-actualization) như muốn sáng tạo, đượcthể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhậnlà thành đạt.

Con người không thể sống nếu thiếu những nhu cầu cơ bản thuộc về thể lýnhưng nếu người ta phát triển những nhu cầu ở tầng cao hơn thì những nhu cầu cơbản không còn quan trọng hay thậm chí là không còn cần thiết nữa. Như có ngươìrất coi trọng miếng ăn: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn ganlên đầu”. Nhưng những người có phẩm chất cao hơn một chút thì họ không hề chútrọng miếng ăn. Như các nhà khoa học đam mê nghiên cứu đến nỗi quên ăn, thậmchí còn không nhớ tới vợ con. Trong Phật giáo, Đức Phật có nói đến hai loại niềmvui vi diệu là niềm vui học hỏi Chánh pháp (Pháp hỷ thực) và niềm vui của thiềnđịnh (Thiền duyệt thực).

Hai niềm vui này, nhất là Thiền duyệt thực, được ĐứcPhật miêu tả là vô cùng an lạc mà ai có nếm trải hương vị của chúng rồi thìkhông còn ham thích gì những niềm vui khác nữa. Dưới cái nhìn của bậc Thánh thìdục lạc thế gian chỉ như những món đồ chơi của trẻ nhỏ. Khi còn bé thì chúng cóthể đánh nhau vì con búp bê hay chiếc xe bằng nhựa, nhưng khi chúng lớn lên thìchúng thấy đó chỉ là đồ chơi và tự nhiên không còn thích nữa. Tinh thần càngphát triển, sự tu tập càng lên cao thì niềm vui càng vi tế, vi diệu và cao thượng.

Con người có thểduy trì và phát triển sự bình yên nội tại bằng cách chuyển ý nghĩ của mình vàobên trong thay vì hướng ra bên ngoài. Ý thức sự nguy hiểm và cạm bẫy của nhữngsức mạnh tiêu cực như tham lam, sân hận, và mê mờ. Học cách khơi dậy và duy trìnhững đức tính tích cực của lòng nhân ái, tự chủ và hiểu biết. Tâm là nguồn gốccủa tất cả đau khổ và hạnh phúc. Lòng ta là bãi chiến trường và cuộc chiến bêntrong ta mới là cuộc chiến thật sự mà ta cần phải chiến đấu và chiến thắng. Cuộcchiến không cần súng đạn nhưng cần sự thức tỉnh đối với tất cả những tâm lýtiêu cực và tích cực bên trong chúng ta. Chinh phục thế giới bên ngoài khônglàm cho con người hết khổ. Chỉ có chinh phục nội tâm mới làm cho chúng ta hếtkhổ.

Trong tạng kinh nguyên thủy, Đức Phật đã nói một số bài kinh rất thú vịvề sự chinh phục thế giới. Trong kinh Rohitassa,thuộc Tăng chi bộ I, thiên tử Rohitassa hỏi Ðức Phật rằng: “Tại chỗnào bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đơìnày) không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, đểđạt đến chỗ tận cùng của thế giới không?” Ðức Phật đã trả lời dứt khoát làkhông thể được. Rohitassa tán thán câu trả lời của Ðức Phật, khen rằng thật làvi diệu vì chính thiên tử Rohitassa bước đi với tốc độ nhanh như tên bắn chớpnhoáng, với bước chân từ biển Ðông qua biển Tây, đi như vậy luôn 100 năm khôngcó dừng nghỉ cũng không có thể đạt đến tận cùng thế giới.

Hơn nữa, Đức Phật cònnói rằng dù cho có thể đi đến tận cùng thế giới thì cũng không thể chấm dứt khổđau: “Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết,không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũngkhông tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằngcách đạt đến sự tận cùng thế giới” (Kinh Thế giới dục công đức, Tăngchi bộ IV). Cho nên chúng ta không thể đi đến sự tận cùng thế giới mà cũngkhông cần thiết phải đi đến tận cùng thế giới. Có một thế giới khác chúng ta cóthể đi đến tận cùng và cũng làm cho ta có thể chấm dứt khổ đau. Đó là thế giơínội tâm của ta.

Cũng trong kinh Rohitassa,Đức Phật dạy: “Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với nhữngtưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, vềthế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt”. Phải chăng điêùnày có nghĩa là nếu con người chạy theo dục lạc bên ngoài thì không bao giờ đạtđến được sự cùng tận của nó, dù người đó có đầy đủ điều kiện đến đâu. Nhưng chodù người đó có thể gom tất cả dục lạc thế gian về cho mình để mà hưởng thụ thìhọ vẫn không diệt trừ được đau khổ hay đạt được hạnh phúc viên mãn. Cái mà ngươìta hay gọi là tiền có thể mua thuốc được nhưng không mua được sức khỏe là vậy.

Tuy nhiên, con người không cần phải nhọc nhằn chinh phục tất cả dục lạc bênngoài mà vẫn có hạnh phúc. Chỉ cần họ xoay lại tâm mình thì hạnh phúc hiện tiền.Chinh phục thế giới bên ngoài không bằng chinh phục thế giới nội tâm. Chinh phụcthế giới nội tâm quan trọng và cần thiết hơn và nhất là hiệu quả hơn. Điều nàyrất rõ ràng. Từ xưa đến nay có vị hoàng đế hay tỷ phú nào tuyên bố mình khôngkhổ đâu, nhưng Đức Phật thì có. Đức Phật tuyên bố rằng Ngài đã chứng đạt Niết-bànvà giải thoát khỏi mọi triền phược khổ đau.

Từ thực tế cuộc sống,ta thấy rằng chiến thắng thật sự không bao giờ đạt được bằng sức mạnh, thànhcông không bao giờ đạt được bằng vũ lực, bình yên không bao giờ đạt được bằng hậnthù, và hạnh phúc không bao giờ nếm trải được bằng việc tích lũy tài sản và quyềnlực. Bình yên và hạnh phúc chỉ đạt được khi con người biết quay về nội tâm củamình để an trú nơi đó như bến đỗ bình yên. Càng chấp thủ và mong muốn hưởng thụthì con người càng đau khổ. Ngược lại khi chúng ta không truy cầu nữa thì bìnhyên tự nhiên có mặt.

Thích Trung Hữu

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//nguyetsan/phathocungdung/2019/09/06/5a72c2/