Hướng tới xuất khẩu bền vững

Sự tham gia của doanh nghiệp (DN) trong nước đối với xuất khẩu (XK) còn mờ nhạt, mà nguyên nhân cơ bản là do quá trình sản xuất dường như chưa có sự gắn kết vào chuỗi giá trị. Việc hợp tác kinh doanh với DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng, sản xuất hàng hóa. Theo các chuyên gia kinh tế, để hướng tới XK bền vững cần có nhiều giải pháp như: thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho XK, nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm XK...

Xuất khẩu nước ta vẫn tập trung vào gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp. Ảnh: NG.ANH

Tại hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm - Giải pháp tăng trưởng XK bền vững”, do Bộ Công thương tổ chức mới đây, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong thời gian qua, hoạt động XK đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, kim ngạch XK hàng hóa vẫn chủ yếu xuất phát từ khu vực DN FDI, với tỷ trọng hơn 70% kim ngạch XKHH của cả nước. Trong bối cảnh cả XK và nhập khẩu đều giảm tốc, nhập siêu đã quay trở lại do lượng xuất siêu của khối FDI giảm và nhập siêu của khối trong nước vẫn ở mức cao. Minh chứng là XK tháng 7 chỉ tăng 10,5% đã kéo tăng trưởng XK bảy tháng xuống 15,3% so cùng kỳ, mức thấp nhất 16 tháng. Với khối DN trong nước duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (18,7%) thì khối FDI đã tăng chậm lại, xuống chỉ còn 14,9%, cũng là mức thấp nhất 16 tháng. Khối FDI chiếm tỷ trọng XK lớn (khoảng 70%), nên sự giảm tốc của khối này là nguyên nhân chính kéo giảm tăng trưởng XK chung.

Hiện phần lớn các mặt hàng XK chủ đạo của Việt Nam đều do khối DN FDI chi phối như điện thoại, điện tử, máy móc thiết bị hay dệt - may, giày - dép. Trong đó, điện thoại là mặt hàng quan trọng, chiếm tới một phần năm tổng XK cũng như GDP của Việt Nam, nên XK điện thoại giảm tốc nhanh chắc chắn sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, sau một giai đoạn tăng trưởng rất ấn tượng, XK điện thoại đột ngột chậm lại từ quý II, mà nguyên nhân chính là do Samsung giảm sản lượng.

Theo Báo cáo Việt Nam Trade Monitor của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), lý do Samsung giảm sản lượng tại Việt Nam không được công bố nhưng đây có thể là sự thay đổi có tính chiến lược khi Samsung vừa khánh thành nhà máy lắp ráp điện thoại lớn tại Ấn Độ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, thực tế cho thấy, hiện nay xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam đang phụ thuộc chủ yếu vào khối DN FDI. Sự tham gia của các DN 100% vốn trong nước đối với kim ngạch XK vẫn còn mờ nhạt và hạn chế. Về nguyên nhân DN trong nước vẫn còn yếu thế, hiện đang tồn tại rất nhiều hạn chế từ nội tại DN cho đến những yếu tố khách quan, môi trường chính sách hỗ trợ... Nước ta đang thiếu những DN có quy mô để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, việc kết nối kinh doanh của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn rất hạn chế. Trong khi đó, quá trình sản xuất của các DN trong nước ít gắn kết vào chuỗi giá trị. Đặc biệt, sự hợp tác kinh doanh của DN trong nước với các DN FDI chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng (29,5%) và sản xuất hàng hóa và dịch vụ (24,8%), còn khâu phát triển sản phẩm ít có sự hợp tác…

Mặt khác, Việt Nam đang thiếu các chính sách khuyến khích và hạ tầng hỗ trợ liên kết cũng như việc đô thị hóa chưa đạt hiệu quả, chưa giúp phát triển các trung tâm kết nối kinh tế và sáng tạo... Đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa khối DN trong nước và DN FDI.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, tiếp nối thành công của năm 2017, khi mà lần đầu tiên kim ngạch XK nước ta đạt 214 tỷ USD, năm nay XK sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, năm 2018 cũng có nhiều cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng, thuế XNK giảm... kết hợp những kết quả đột phá về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho DN... sẽ là “bệ phóng” cho XK cất cánh.

Theo bà Phạm Chi Lan, nước ta đang đứng trước ngã rẽ hoặc tiếp tục XK tập trung vào gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, hoặc vươn lên tầm cao hơn thông qua đa dạng hóa, hiện đại hóa, có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, để tham gia những công đoạn đem lại giá trị gia tăng hơn. Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi chỉ có 300 DN đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng, thậm chí cũng chỉ là cung ứng thay thế chứ chưa phải sản xuất. Trong đó, DN lớn chỉ chiếm con số nhỏ nhoi 2%, 2 - 5% là DN vừa, còn lại là DN nhỏ và siêu nhỏ. Trong bối cảnh đó, muốn nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm để tăng trưởng XK bền vững, buộc phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ bằng gói cải cách toàn diện theo chiều ngang và dọc ở các ngành cụ thể; tăng cường liên kết trong nước với nước ngoài, giữa DN XK với các DN cung cấp “đầu vào” trong nước. Bên cạnh đó, DN cần nâng cao kỹ năng, năng lực và trình độ quản lý, sự đổi mới sáng tạo...

Còn theo Phó Cục trưởng XNK (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải, để hướng tới XK bền vững cần có nhiều giải pháp như thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho XK, nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm XK... Song song với đó, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường XK ổn định. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động XK và tiếp tục tiến trình cải cách TTHC, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XK...

Tại hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm - Giải pháp tăng trưởng XK bền vững”, do Bộ Công thương tổ chức mới đây, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong thời gian qua, hoạt động XK đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, kim ngạch XK hàng hóa vẫn chủ yếu xuất phát từ khu vực DN FDI, với tỷ trọng hơn 70% kim ngạch XKHH của cả nước. Trong bối cảnh cả XK và nhập khẩu đều giảm tốc, nhập siêu đã quay trở lại do lượng xuất siêu của khối FDI giảm và nhập siêu của khối trong nước vẫn ở mức cao. Minh chứng là XK tháng 7 chỉ tăng 10,5% đã kéo tăng trưởng XK bảy tháng xuống 15,3% so cùng kỳ, mức thấp nhất 16 tháng. Với khối DN trong nước duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (18,7%) thì khối FDI đã tăng chậm lại, xuống chỉ còn 14,9%, cũng là mức thấp nhất 16 tháng. Khối FDI chiếm tỷ trọng XK lớn (khoảng 70%), nên sự giảm tốc của khối này là nguyên nhân chính kéo giảm tăng trưởng XK chung.

Hiện phần lớn các mặt hàng XK chủ đạo của Việt Nam đều do khối DN FDI chi phối như điện thoại, điện tử, máy móc thiết bị hay dệt - may, giày - dép. Trong đó, điện thoại là mặt hàng quan trọng, chiếm tới một phần năm tổng XK cũng như GDP của Việt Nam, nên XK điện thoại giảm tốc nhanh chắc chắn sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, sau một giai đoạn tăng trưởng rất ấn tượng, XK điện thoại đột ngột chậm lại từ quý II, mà nguyên nhân chính là do Samsung giảm sản lượng.

Theo Báo cáo Việt Nam Trade Monitor của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), lý do Samsung giảm sản lượng tại Việt Nam không được công bố nhưng đây có thể là sự thay đổi có tính chiến lược khi Samsung vừa khánh thành nhà máy lắp ráp điện thoại lớn tại Ấn Độ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, thực tế cho thấy, hiện nay xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam đang phụ thuộc chủ yếu vào khối DN FDI. Sự tham gia của các DN 100% vốn trong nước đối với kim ngạch XK vẫn còn mờ nhạt và hạn chế. Về nguyên nhân DN trong nước vẫn còn yếu thế, hiện đang tồn tại rất nhiều hạn chế từ nội tại DN cho đến những yếu tố khách quan, môi trường chính sách hỗ trợ... Nước ta đang thiếu những DN có quy mô để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, việc kết nối kinh doanh của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn rất hạn chế. Trong khi đó, quá trình sản xuất của các DN trong nước ít gắn kết vào chuỗi giá trị. Đặc biệt, sự hợp tác kinh doanh của DN trong nước với các DN FDI chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng (29,5%) và sản xuất hàng hóa và dịch vụ (24,8%), còn khâu phát triển sản phẩm ít có sự hợp tác…

Mặt khác, Việt Nam đang thiếu các chính sách khuyến khích và hạ tầng hỗ trợ liên kết cũng như việc đô thị hóa chưa đạt hiệu quả, chưa giúp phát triển các trung tâm kết nối kinh tế và sáng tạo... Đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa khối DN trong nước và DN FDI.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, tiếp nối thành công của năm 2017, khi mà lần đầu tiên kim ngạch XK nước ta đạt 214 tỷ USD, năm nay XK sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, năm 2018 cũng có nhiều cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng, thuế XNK giảm... kết hợp những kết quả đột phá về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho DN... sẽ là “bệ phóng” cho XK cất cánh.

Theo bà Phạm Chi Lan, nước ta đang đứng trước ngã rẽ hoặc tiếp tục XK tập trung vào gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, hoặc vươn lên tầm cao hơn thông qua đa dạng hóa, hiện đại hóa, có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, để tham gia những công đoạn đem lại giá trị gia tăng hơn. Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi chỉ có 300 DN đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng, thậm chí cũng chỉ là cung ứng thay thế chứ chưa phải sản xuất. Trong đó, DN lớn chỉ chiếm con số nhỏ nhoi 2%, 2 - 5% là DN vừa, còn lại là DN nhỏ và siêu nhỏ. Trong bối cảnh đó, muốn nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm để tăng trưởng XK bền vững, buộc phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ bằng gói cải cách toàn diện theo chiều ngang và dọc ở các ngành cụ thể; tăng cường liên kết trong nước với nước ngoài, giữa DN XK với các DN cung cấp “đầu vào” trong nước. Bên cạnh đó, DN cần nâng cao kỹ năng, năng lực và trình độ quản lý, sự đổi mới sáng tạo...

Còn theo Phó Cục trưởng XNK (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải, để hướng tới XK bền vững cần có nhiều giải pháp như thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho XK, nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm XK... Song song với đó, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường XK ổn định. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động XK và tiếp tục tiến trình cải cách TTHC, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XK...

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-kinhte/item/37323702-huong-toi-xuat-khau-ben-vung.html