Indonesia nâng cấp sức mạnh vượt trội cho xe tăng bơi PT-76, Việt Nam có nên tham khảo?

Quân đội Indonesia vừa ra mắt một mẫu nâng cấp rất đáng chú ý dành cho xe tăng lội nước PT-76, được đánh giá là rất đáng để nhiều quốc gia khác phải học tập.

 Nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô sản xuất ra đời vào năm 1950, sau một số thử nghiệm và sửa đổi, nó chính thức gia nhập biên chế quân đội Liên Xô vào năm 1951.

Nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô sản xuất ra đời vào năm 1950, sau một số thử nghiệm và sửa đổi, nó chính thức gia nhập biên chế quân đội Liên Xô vào năm 1951.

PT-76 được sản xuất tại Nhà máy máy kéo Volgograd từ năm 1958 đến 1967 và tổng cộng 12.000 xe đã được chế tạo cho quân đội Liên Xô và xuất khẩu sang các quốc gia đồng minh với số lượng lên tới khoảng 2.000 xe.

Vỏ giáp của PT-76 làm bằng thép hàn, giúp bảo vệ binh lính trước vũ khí bộ binh nhẹ và mảnh đạn pháo. PT-76 có khả năng bơi với tốc độ tối đa 9 km/h nhờ hai động cơ phản lực nước gắn ở phía sau thân xe.

Vũ khí chính của PT-76 bao gồm pháo nòng xoắn D-56T cỡ 76,2 mm có tốc độ bắn tối đa từ 6 đến 8 phát/phút, tầm bắn tối đa trong vai trò bắn gián tiếp từ 12.000 - 13.290 m, tầm bắn thẳng hiệu quả chỉ hơn 1.000 m.

Vũ khí phụ của PT-76 gồm súng máy PKTM cỡ 7,62 mm gắn đồng trục ở bên phải pháo chính và nóc tháp pháo có thể được trang bị một súng máy phòng không 12,7 mm DShKM.

Mặc dù vẫn còn phục vụ tích cực nhưng xe tăng bơi PT-76 có nhược điểm nằm ở khẩu pháo chính không còn đủ sức đối đầu với những loại thiết giáp lưỡng cư hiện đại.

Khả năng cơ động của nó cũng bị cho là không đáp ứng yêu cầu khi khá chậm chạp, bên cạnh đó nhu cầu cải thiện hệ thống điện tử cũng là đòi hỏi cấp thiết.

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều nhà sản xuất chào hàng các gói nâng cấp dành cho PT-76, tuy nhiên mới đây Indonesia đã lựa chọn phương án cho công ty PT Lumindo Artha Sejati giới thiệu với tên định danh PT-76 KMP.

Xe tăng PT-76 KMP được trang bị động cơ Detroit Diesel do Mỹ sản xuất, tích hợp pháo 90 mm Cockerill Mk III của công ty Bỉ John Cockerill (trước đây là CMI Defense), cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân, tháp pháo của xe vẫn được giữ lại.

Động cơ diesel Detroit Diesel 6V-92T có công suất tối đa 300 mã lực tại vòng tua máy 2.100 vòng/phút kết hợp với hộp số gốc. Gói nâng cấp cũng bao gồm tích hợp máy phát điện xoay chiều (24V, 200 Ah) và hệ thống làm mát.

Pháo 76,2 mm nguyên bản được thay thế bằng khẩu 90 mm Cockerill Mk III mạnh hơn nhiều và sử dụng được các loại đạn hiện đại, bao gồm cả đạn xuyên động năng dưới cỡ.

Để tăng độ chính xác, hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp cũng được cài đặt, xạ thủ sẽ có kính ngắm ngày/đêm đi kèm máy đo khoảng cách laser. Ngoài ra, PT-76 KMP sẽ có hệ thống ổn định vũ khí cũng như hệ thống chữa cháy hoàn toàn mới.

Súng máy đồng trục 7,62 mm PKTM của Liên Xô đã được thay thế bằng loại 7,62 mm do châu Âu sản xuất (vũ khí tương tự có thể được lắp đặt trên nóc tháp pháo để phòng không).

Cấu hình nâng cấp của xe tăng bơi PT-76 KMP được đánh giá là không quá phức tạp và đắt tiền trong khi vẫn mang lại sức mạnh vượt trội, đây là phương án rất đáng để Việt Nam nghiên cứu ứng dụng.

Bạch Dương (Theo Topwar)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-indonesia-nang-cap-suc-manh-vuot-troi-cho-xe-tang-boi-pt76-viet-nam-co-nen-tham-khao/856978.antd