Indonesia oằn mình gánh chịu hàng loạt thảm họa thiên nhiên trong năm 2018

Năm 2018, người dân Indonesia đã phải hứng chịu rất nhiều thiên tai nghiêm trọng, từ núi lửa phun trào cho tới động đất, sóng thần. Số nạn nhân thiệt mạng vì thảm họa thiên nhiên lên tới con số hàng nghìn.

Năm 2018, người dân Indonesia đã phải hứng chịu rất nhiều thiên tai nghiêm trọng, từ núi lửa phun trào cho tới động đất, sóng thần. Số nạn nhân thiệt mạng vì thảm họa thiên nhiên lên tới con số hàng nghìn.

Ngày 19/2

Núi lửa ở Indonesia phun trào, cột khói cao 5 cây số. Ảnh: AP

Một cột khói và tro bụi cao tới 5.000 mét đã được tạo ra khi núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào dữ dội vào ngày 19/2.

Cột khói cao và nóng di chuyển theo hướng Nam, trên một đoạn đường gần 5 cây số. Nhiều ngôi làng trong khu vực bị bao trùm bởi khói bụi núi lửa.

Được biết, núi lửa Sinabung, cao 2.460 m, là một trong những núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất trên đảo Sumatra. Ngọn núi này "thức giấc" vào mùa hè năm 2010, sau 400 năm ngủ yên.

Ngày 29/6

Indonesia đóng cửa sân bay quốc tế trên đảo Bali vì núi lửa phun trào. Ảnh: Getty

Sân bay quốc tế Ngurah Rai tại đảo nghỉ dưỡng Bali, Indonessia, đã phải đóng cửa sau khi núi lửa Agung bắt đầu phun trào những cột tro bụi dày cao 2.000m.

Ít nhất 48 chuyến bay của các hãng hàng không AirAsia và JetStar của Australia, hạ cánh và cất cánh từ hòn đảo Bali đã bị hủy bỏ vì núi lửa Agung, làm ảnh hưởng tới hơn 8.000 hành khách.

Núi lửa Agung từng nhiều lần phun trào trong các năm 1963 và 1964, cướp đi sinh mạng của hơn 1.600 người và khiến hàng trăm người bị thương.

Ngày 29/7

Hiện trường vụ động đất tại Indonesia vào ngày 29/7. Ảnh: Reuters

Trận động đất xảy ra vào 6h47 sáng 29/7 theo giờ địa phương với tâm tâm chấn ở độ sâu khoảng 7,5 km, cách thành phố Mataram 50km về phía đông bắc.

Những rung chấn ban đầu xảy ra ở phía Bắc đảo Lombok. Theo sau đó là 2 trận đấu động đất cách nhau chưa đầy 1 giờ kèm theo hơn 100 cơn dư chấn.

Trận động đất khiến 16 người thiệt mạng, khoảng 40 người bị thương và hàng trăm ngôi nhà bị hư hại.

Ngày 5/8

Cảnh tan hoang sau trận động đất xảy ra ngày 5/8. Ảnh: AP

Một trận động đất khác có độ mạnh 6,9 độ richter xảy ra ở Lombok, đã khiến hơn 400 người thiệt mạng, hàng nghìn công trình bị phá hủy, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.

Nhà chức trách ước tính trận động đất hôm 5/8 đã khiến cho đảo Lombok thiệt hại lên đến 5 nghìn tỷ rupiah (tương đương 342 triệu USD).

Ngày 29/9

Vẫn còn ít nhất 5.000 người mất tích tại hai khu vực ảnh hưởng nặng nhất ở thành phố Palu sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 28/9.

Đảo Sulawesi hứng chịu một trận động đất mạnh 7,5 độ richter. Do động đất, trận sóng thần cao tới 3 mét quét qua đảo và khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, khoảng 5.000 người mất tích. 88.000 người mất nhà cửa. 67.000 ngôi nhà bị hư hại hoặc bị phá hủy hoàn toàn.

Ngày 22/12

Sóng thần đã ập vào khu vực quanh Eo biển Sunda của Indonesia. Giới chức Indonesia phỏng đoán nguyên nhân gây sóng thần là do một vụ sạt lở đất ngầm dưới biển sau khi núi lửa Krakatoa hoạt động.

Tính tới 16h ngày 23/12, số người thiệt mạng do trận động đất gây ra đã lên tới 222 người, hơn 843 người bị thương và 28 người mất tích.

Lực lượng cứu hộ đang sơ tán nạn nhân bị thương, cung cấp nước sạch, lều bạt và nơi ở tạm thời cho những người sống sót. IFRC cũng chuẩn bị đối phó khả năng bệnh dịch bùng phát tại những vùng bị sóng thần quét qua.

Sóng thần phá hủy nhiều ngôi nhà, cuốn phăng đồ đạc, tài sản. Ảnh: Twitter

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/indonesia-oan-minh-ganh-chiu-hang-loat-tham-hoa-thien-thien-trong-nam-2018-a256253.html