Iran dùng đồng tiền điện tử hóa giải trừng phạt Mỹ

Iran phát hành tiền điện tử nhằm giảm ảnh hưởng đồng USD trong thương mại dầu mỏ.

Tehran đang tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng cách tung ra loại tiền điện tử có thể giúp nước này giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Dùng tiền ảo để khuynh đảo trừng phạt Mỹ là khó thành.

Dùng tiền ảo để khuynh đảo trừng phạt Mỹ là khó thành.

RT dẫn lời ông Alireza Daliri - Phó Giám đốc quản lý và đầu tư tại Cục Giám đốc Khoa học và Công nghệ Iran cho biết:

"Chúng tôi đang cố gắng chuẩn bị nền tảng sử dụng đồng tiền kỹ thuật số trong các giao dịch thương mại.

Đồng tiền này sẽ tạo thuận lợi cho việc chuyển tiền [đến và đi] ở bất kỳ đâu trên thế giới. Bên cạnh đó, nó có thể giúp chúng ta vào thời điểm bị trừng phạt".

Các phương tiện truyền thông Iran không tiết lộ thêm các chi tiết về đồng tiền điện tử quốc gia nói trên nhưng cho biết nó có thể được hỗ trợ trong thương mại dầu mỏ tương tự như Venezuela hay Nam Phi sử dụng để né những biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela cho biết đồng tiền ảo "petro" được hậu thuẫn bởi dầu lửa của nước này đã huy động được số tiền hơn 735 triệu USD.

Đồng tiền chính thức Bolivar của Venezuela đã mất hầu hết giá trị, khiến nhiều người dân nước này quay sang nắm giữ tiền ảo Bitcoin để bảo toàn giá trị. Tuy nhiên, Chính phủ Venezuela đã bắt giữ nhiều người "đào" (mine) Bitcoin.

Thời gian gần đây, cũng có những thông tin nói rằng Triều Tiên có dính líu đến các nỗ lực đào tiền ảo và sử dụng tiền ảo như một phương thức để "lách" lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ.

Ý tưởng về một cơ quan nhà nước, chẳng hạn một ngân hàng trung ương, phát hành tiền ảo đã được thảo luận tại nhiều quốc gia trên thế giới trong mấy năm trở lại đây. Dù giữ quan điểm thận trọng với Bitcoin và các đồng tiền ảo khác, nhiều nước như Trung Quốc, Nga và Singapore đã xem xét ý tưởng phát hành đồng tiền ảo của riêng mình.

Tuần này, Iran thông báo rằng họ đã phát triển khóa mã hóa quốc gia đầu tiên, dựa trên nền tảng công nghệ blockchain.

Hồi tháng 2, Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Iran, ông Mohammad-Javad Azari Jahromi cho biết, Ngân hàng Bưu điện - một ngân hàng quốc doanh của nước này - đang chuẩn bị cho việc phát hành một đồng tiền kỹ thuật số.

Trang tin Iran Front Page cho biết thêm Ngân hàng Trung ương Iran đang phối hợp với các cơ quan hữu quan để kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền ảo ở nước này.

Nhà phân tích thị trường cao cấp tại eToro, Mati Greenspan tin rằng tiền điện tử có thể sẽ phát triển mạnh trong các chính sách của Chính phủ nước này.

"Nhìn chung các tài sản này sẽ được đánh giá rất cao nếu đem so sánh với giá trị của chúng ở bất kì nơi nào trên thế giới. Do đó, sẽ có những nơi mà ta có thể được quyền thực hiện các giao dịch ngang hàng" - ong nói.

Một số quan chức Iran đã thảo luận về khả năng sử dụng tiền điện tử để thay thế các hệ thống ngân hàng quốc tế truyền thống như SWIFT và bỏ qua các biện pháp trừng phạt quốc tế.

Với áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và các đồng minh, Iran có thể sẽ sớm trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng Bitcoin làm động lực tài chính cho mình.

Tuy nhiên, thực tế, ý tưởng về việc ra mắt một đồng tiền điện tử cho quốc gia nhằm tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ là không mấy ấn tượng.

Tiền điện tử cho quốc gia không thể thực hiện xuyên biên giới theo như định nghĩa của nó, và nó ít trung lập hơn. Ngay cả khi IRANCoin được hỗ trợ bởi dầu mỏ chẳng hạn (tương tự như Petro ở Venezuela) thì việc các quốc gia khác chấp nhận nó là điều không thể mà Mỹ chắc chắn sẽ làm vậy.

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/iran-dung-dong-tien-dien-tu-hoa-giai-trung-phat-my-3362699/