Iran xuất khẩu tên lửa hành trình: Bán cho ai và ai dám mua?

Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc với Iran hết hạn vào ngày 18/10 vừa qua, Iran đã có quyền xuất khẩu vũ khí của mình ra các quốc gia khác; thế mạnh của Iran chính là các loại tên lửa, nhưng ai dám mua tên lửa của Iran?

Để đảm bảo khả năng phòng thủ đất nước, trong những năm qua, Iran đã đầu tư xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh. Khi lệnh cấm vận vũ khí của LHQ với nước này kết thúc, có thể Iran sẽ tìm cách xuất khẩu tên lửa hành trình do chính họ phát triển, đã được thử nghiệm và có khả năng chiến đấu cao. Ảnh: Các loại tên lửa của Iran và tầm bắn của chúng - Nguồn CSIS

Tháng Giêng vừa qua, Iran đã phóng một số tên lửa đạn đạo vào 2 căn cứ của Mỹ ở Iraq, để đáp trả việc Mỹ sát hại tướng tình báo Qassim Suleimani. Cuộc tiến công bằng tên lửa tuy đạt được mục đích chính trị, nhưng không hiệu quả về mặt quân sự. Ảnh: Tên lửa Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ - Nguồn: FarsNews.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Iran "cố tình" bỏ qua để không leo thang khủng hoảng; nhưng bằng cách vẫn phóng tên lửa để đáp trả vụ ám sát tướng Suleimani, Iran đã chứng minh cho dư luận trong nước và quốc tế biết, Iran dám đương đầu với Mỹ. Ảnh: Căn cứ quân sự Ain Al-Asad của Mỹ tại Iraq bị tên lửa Iran tiến công - Nguồn: AP.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, thời gian tới Iran có thể đáp trả bằng các tên lửa hành trình đã được thử nghiệm và có khả năng chiến đấu cao. Những tên lửa hành trình của Iran đã được trưng bày tại triển lãm quốc phòng MAKS 2019 ở Nga vào mùa hè năm ngoái. Ảnh: Tên lửa hành trình của Iran - Nguồn: IRNA

Loại tên lửa hành trình của Iran có tầm bắn 45 km, với tốc độ 900 km/giờ và có thể mang đầu đạn lên tới 120 kg; tên lửa cũng có khả năng bay bám địa hình và có tính tàng hình tương đối cao. Ảnh: Tên lửa hành trình Soumar của Iran - Nguồn: IRNA

Iran hiện là quốc gia có kho tên lửa hành trình lớn nhất ở Trung Đông, bao gồm tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu trên mặt đất cũng như chống hạm; tên lửa có thể phóng từ các bệ phóng trên đất liền, trên biển hoặc trên không. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm Ra'ad của Iran - Nguồn: IRNA

Việc ngăn chặn một tên lửa hành trình không phải là không thể, nhưng hiện tại chưa có hệ thống vũ khí nào được coi là hiệu quả, để có thể chống lại loại tên lửa hành trình bay bám địa hình. Ảnh: UAV và tên lửa hành trình nghi của Iran sản xuất, dùng tiến công nhà máy lọc dầu tại Saudi Aramco của Arab Saudi - Nguồn: AP

Iran đang đi trên con đường mà các quốc gia "bị cô lập" khác buộc phải đi vào, đó là tự phát triển và sản xuất các loại vũ khí để đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong nước. Ảnh: Tên lửa hành trình Ya Ali (màu đỏ) do Iran phát triển - Nguồn: Fars News.

Do các lệnh trừng phạt và cấm vận vũ khí của phương Tây, đã tạo ra một khoảng trống mà Iran đang phải vật lộn để lấp đầy và Iran đã xây dựng cho mình một nền công nghiệp quốc phòng khá tiên tiến. Ảnh: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Safir do Iran tự chế tạo - Nguồn: IRNA

Giờ đây, khi lệnh cấm vận vũ khí của LHQ với Iran kết thúc, nước này đang bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên, để trở thành nhà cung cấp vũ khí cho các quốc gia khác; điều này có thể gây lo ngại cho sự ổn định ở Trung Đông. Ảnh: Ảnh: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Qiam-1 do Iran tự chế tạo - Nguồn: IRNA

Mặc dù lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với Iran đã kết thúc, nhưng Mỹ, EU và nhiều quốc gia khác vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí với Iran; hiện tại các quốc gia dám "qua mặt" Mỹ để bán vũ khí cho Iran điểm mặt chỉ có Nga, Trung Quốc; tuy nhiên những quốc gia "dám mua" vũ khí của Iran chắc không nhiều. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Simorgh của Iran - Nguồn: IRNA

Vì vậy, Iran không những khó có thể mua được vũ khí hiện đại, mà còn rất khó khăn cho nước này xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng, ít nhất là không có bất kỳ khách hàng mua tiềm năng nào dám đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 của Iran - Nguồn: IRNA

Việc Iran xuất khẩu các loại tên lửa hành trình, đây là loại vũ khí tiến công, có tính chất nhạy cảm, nên việc xuất khẩu đi đâu, cho quốc gia nào, sử dụng vào mục đích gì, số lượng bao nhiêu đều phải công khai. Chưa nói đến chất lượng, về giá cả thì tên lửa hành trình của Iran khó cạnh tranh với tên lửa của Trung Quốc và Nga. Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm của Iran - Nguồn: IRNA

Hiện nay những nước, những tổ chức "chơi thân" với Iran đều trong diện cấm xuất, nhập vũ khí như Triều Tiên, Syria hay Yemen; những quốc gia bán vũ khí cho Iran như Nga hoặc Trung Quốc thì chỉ có xuất, chứ không có nhập; do vậy việc Iran tuyên bố xuất khẩu tên lửa chính ngạch, sẽ khó tìm được khách hàng, ít nhất là trong tương lai gần. Ảnh: Iran giới thiệu tên lửa hành trình mới tại Tehran - Nguồn: IRNA/TTXVN

Video Iran phô diễn sức mạnh quân sự tại lễ duyệt binh hàng năm - Nguồn: Vietnam+

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/iran-xuat-khau-ten-lua-hanh-trinh-ban-cho-ai-va-ai-dam-mua-1456874.html